10 tư thế ngủ “thần thánh” nhất định bạn phải biết, nằm đúng có thể chữa "bách bệnh", kéo dài tuổi thọ
Giấc ngủ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời mỗi người. Ngoài thời gian ngủ, tư thế nằm ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, muốn khỏe mạnh, bạn cần phải điều chỉnh tư thế ngủ tốt nhất và phù hợp với thể trạng cá nhân.
- 02-02-2022Từ 20 - 40 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong đời: "Đầu tư" vào 9 điều sau, của cải nửa đời sau không còn phải lo toan
- 02-02-2022Những phút cuối cùng mùng 1, Bầu Thuỵ "khai bút" chúc Tết, khoe ảnh sánh đôi bên bà xã: 1 chi tiết nhỏ nhìn vào đã thấy ngưỡng mộ
- 30-01-20225 quý cô tuổi Dần tài sắc vẹn toàn, cuộc sống đầy viên mãn: Người là MC lão làng VTV, người làm dâu hào môn quyền quý, 1 nhân vật còn đạt kỳ tích lớn 2021
Bạn có biết, giấc ngủ chiếm 1/3 đời người. Khi chúng ta ngủ, cơ thể được thả lỏng, các bộ phận có thời gian nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động. Vì vậy, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần, tương đương như uống nước hay ăn uống.
Bạn nên chọn cho mình tư thế ngủ đúng cách để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các ngăn bệnh thường gặp như: đau lưng, đau cổ, nhức đầu, cao huyết áp… Ảnh: Sohu
Một giấc ngủ chất lượng là khi giấc ngủ đó được đảm bảo cả về thời gian, không gian, sự thoải mái và độ sâu. Chắc hẳn, ai cũng từng rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, khó chịu khi ngủ bởi một cơn đau hoặc một căn bệnh nào đó. Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ sai tư thế thường gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề như đau lưng ở người. Vậy tư thế ngủ đúng là như thế nào?
Thông thường tư thế ngủ của mỗi người là khác nhau. Ngủ thế nào cho thoải mái: nằm ngửa, nghiêng sang một bên, cuộn tròn, nằm sấp…? Tư thế ngủ khoa học là ngủ nghiêng về bên phải. Bởi vì nằm ngủ nghiêng như vậy có thể giữ cho lòng người ở vị trí cao không bị đè nén, gan ở vị trí thấp có lợi cho việc cung cấp máu và trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, đây là tư thế "vàng" để cải thiện sức khỏe.
10 tư thế ngủ "thần thánh" cải thiện sức khỏe
Đau thắt lưng: Nằm nghiêng
Những người bị đau lưng nên nằm nghiêng để tránh tạo áp lực cho lưng. Ảnh: Internet
Những người đau lưng nên nằm nghiêng khi ngủ để cơ thể được thoải mái cũng như không tạo áp lực cho lưng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt một chiếc gối mỏng dưới đầu gối và dùng một chiếc khăn mỏng cuộn lại rồi đặt dưới lưng. Cách này giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể và cánh tay được thoải mái hơn.
Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Nằm ngửa
Nằm nghiêng sẽ làm tăng co thắt các động mạch đốt sống, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu lên não. Do đó, những người mắc bệnh này nên nằm ngửa và ngủ trên giường cứng.
Các bệnh về mũi: Nằm trên gối cao
Người mắc các bệnh về mũi (bệnh xoang...) thường bị khó thở khi nằm xuống. Để giải quyết điều này, bạn nên nằm ngủ trên chiếc gối cao một chút hoặc kê một vài chiếc gối mỏng lên. Tư thế này sẽ đỡ cho đầu hơi nghiêng (thay vì nằm ngang). Như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.
Bệnh dạ dày: Nằm nghiêng bên trái
Nằm nghiêng giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe dạ dày. Ảnh: Internet
Nằm nghiêng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, nếu vẫn chưa đủ thì có thể gập người một chút. Cách này giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm trào ngược dạ dày và ợ chua. Bên cạnh đó, đặt gối kê dưới bụng hoặc đắp chăn mỏng quanh bụng cũng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu.
Rối loạn thực quản: Nằm ngửa và trên gối cao
Bệnh nhân bị trào ngược thực quản nên nằm ngửa khi ngủ và kê gối cao khoảng 15 cm để giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
Giãn tĩnh mạch: Nâng cao chân
Nâng cao bàn chân một chút so với chiều cao của tim ở tư thế nằm ngang giúp thúc đẩy máu trở về tim và tránh tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh mạch vành: Nằm nghiêng bên phải
Người bệnh mạch vành tim nên nằm nghiêng về bên phải để giảm lượng máu trở về từ tĩnh mạch chủ và giúp tim được nghỉ ngơi.
Người bị huyết áp cao: Nằm sấp
Mặc dù nằm sấp rất thoải mái nhưng không nên ngủ như vậy cả đêm. Ảnh: Internet
Người huyết áp cao nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ điều trị. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn để có một giấc ngủ sâu, hãy thử thay đổi tư thế ngủ: nằm sấp và đặt gối mềm kê dưới ngực. Tuy nhiên, đây là tư thế thay đổi để bạn cảm thấy dễ chịu hơn chứ đừng nằm ngủ như vậy suốt cả đêm.
Đau cổ: Kê gối dưới cổ
Kê khăn mềm hoặc gối mềm dưới cổ là cách đơn giản nhất để tăng cường sự dễ chịu và làm giảm các cơn đau cổ trong lúc ngủ. Hãy nhớ là phải dùng gối hoặc khăn mềm nhé, nếu không bạn sẽ gây phản tác dụng đó!
Đau bụng do kinh nguyệt: Kê cao chân
Hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng này và đây chính là mẹo vặt hữu ích dành cho bạn. Khi ngủ, hãy đặt một chiếc gối kê dưới đầu gối (nằm ngửa). Chân đẩy cao lên một chút sẽ làm giảm các cơn đau bụng và tăng sự dễ chịu khi ngủ.
Tóm lại:
Giấc ngủ cực kỳ quan trọng cho sức khỏe. Do đó, chúng ta cần ngủ ngon và ngủ đủ để hồi phục và tái tạo cơ thể như cách một chiếc máy tạm ngưng hoạt động để chuẩn bị cho lần hoạt động tiếp hay sản sinh các tế bào mới.
Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy thiếu ngủ trong 36 giờ làm thay đổi nhận thức và rối loạn nhịp tim, thiếu ngủ trong 7 ngày làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, không thể suy nghĩ sáng suốt, gây ra các triệu chứng ảo giác, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi chúng ta càng lớn tuổi, chúng ta càng ngủ ít hơn. Trẻ em cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn. Thú vật cũng cần giấc ngủ để hồi phục năng lượng và đôi khi chúng còn ngủ nhiều hơn cả chúng ta.
Ví dụ như mèo ngủ 13-15 giờ/ngày, cọp ngủ 16 giờ/ngày và chó ngủ 14 giờ/ngày. Trái lại, heo chỉ ngủ khoảng 7-8 giờ một ngày. Vì vậy, câu nói "ngủ như heo" là không đúng, nên nói là "ngủ như mèo" hay "ngủ như cọp" thì đúng hơn.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ cũng gây ảnh hướng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Tư thế nằm ngửa, thẳng chân tay là tốt nhất.
Theo Sohu