Chẳng đâu như Mỹ: Cả nước có xấp xỉ 5.000 ngân hàng, càng nhỏ thì quy định quản lý càng lỏng lẻo
Theo thống kê, chỉ riêng bang North Dakota của Mỹ đã có nhiều ngân hàng hơn cả Canada.
- 30-03-2023Khởi nghiệp với 500.000 đồng, cuối năm kiếm ‘sương sương’ cả tỷ đồng: Nữ doanh nhân chia sẻ cách ‘vừa làm vừa chơi, thích thì nghỉ’ mà vẫn giàu
- 30-03-2023Một NHTW được dự đoán có khả năng tăng lãi suất mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái
Khi Signature Bank sụp đổ vào đầu tháng này, những người gửi tiền ở xa sống tại những bang như Arkansas, Georgia và Ohio đã rất sợ hại. Đó là bởi cả nước Mỹ có 4 Signature Bank và họ không thể chắc rằng nơi nào đang gặp vấn đề.
Trong khi đó, Mỹ có rất nhiều ngân hàng như Signature Bank. Vào cuối năm ngoái, cả nước Mỹ có đến 4.706 ngân hàng thương mại, tức là nhiều nhất thế giới. Còn Canada có ít ngân hàng hơn cả bang North Dakota. Số lượng ngân hàng ở Nhật Bản chỉ bằng 4%, còn tỷ lệ ngân hàng/100.000 người ở EU là 1,2 khi Mỹ có tới 1,4.
Mỹ có rất nhiều định chế tài chính nhận tiền gửi được bảo hiểm và cung cấp các khoản vay. Đến giữa năm 1980, nhiều bang không cho phép các ngân hàng hoạt động theo quy mô liên bang. Một số bang thậm chí không cho phép các chi nhánh hoạt động vượt ra khỏi ranh giới của quận.
Khi Đạo luật Ngân hàng Liên bang Riegle-Neal ra đời năm 1994, các quy định hạn chế trên mới được dỡ bỏ hoàn toàn. Những thay đổi này đã dẫn đến xu hướng sáp nhận trong ngành. Trong 30 năm qua, số lượng ngân hàng ở Mỹ đã giảm với tốc độ khoảng 3%/năm.
Dù đã có rất nhiều thương vụ M&A và những đợt sụp đổ, Mỹ vẫn có quá nhiều ngân hàng. Người tiêu dùng nước này theo đó có nhiều sự lựa chọn, nhưng sự cạnh tranh trong một hệ thống ngân hàng thiếu tính thống nhất như vậy cũng tạo ra bất ổn.
Nước Mỹ cũng có nhiều case study đáng chú ý về việc cạnh tranh có thể khiến các chủ ngân hàng mắc sai lầm như thế nào. Cựu CEO của Citi - ông Chuck Prince, từng nói rằng “chừng nào nhạc còn bật, thì bạn vẫn phải đứng dậy và nhảy theo”. 15 tháng sau đó, Citi cần một gói cứu trợ của chính phủ.
Gần đây, các giám đốc điều hành của Silicon Valley Bank (SVB) có thể đã sẵn sàng chịu nhiều rủi ro hơn vì những khoản thưởng của họ liên quan trực tiếp đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tạo ra. Hơn nữa, khi tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong mảng kinh doanh ổn định của ngân hàng, CEO Silvergate - Alan Lane, đã coi “tiền số là cơ hội bơm vốn cho các công ty từng bị các ngân hàng khác đánh giá thấp.”
Trong quá trình đánh đổi giữa tính ổn định tài chính và sự cạnh tranh, các cơ quan quản lý chủ yếu sẽ chọn yếu tố thứ nhất. Tuần trước, Chủ tịch Cơ quan Quản lý Tài chính Thuỵ Sĩ (FINMA) đã bỏ qua những mối lo ngại về chống độc quyền, khi bà thúc đẩy thương vụ tiếp quản Credit Suisse của UBS.
Đó cũng là bước đi mà các nhà quản lý của Anh thực hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi Ngân hàng Scotland (HBOS) sáp nhập với Lloyds-TSB, đưa 1/3 tài khoản vãng lai cá nhân của Anh vào 1 định chế, các cơ quan quản lý cạnh tranh đã lo ngại. Tuy nhiên, Ngoại trưởng khi đó của Anh - ông Peter Mandelson, cho biết: "Lợi ích chung của việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính Anh quan trọng hơn vấn đề về cạnh tranh."
Trong khi đó, giới chức Mỹ lại rất sát sao với sự đánh đổi này. Một phần là do chính quyền nước này tôn trọng thị trường tư nhân. Mặt khác, các ngân hàng nhỏ hơn được khai thác cho việc vận động thành lang. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ là 1 trong số 25 nhà tài trợ hàng đầu của các ngân hàng nhỏ, theo Bloomberg.
Theo đó, các ngân hàng Mỹ phải tuân theo giới hạn về quy mô của họ. Đạo luật Riegle-Neal đã giới hạn thị phần tiền gửi của các ngân hàng quốc gia là 10%. Fed chấp thuận mức trên có thể được dỡ bỏ nếu một thương vụ sáp nhập giữa 2 ngân hàng diễn ra trong “tình trạng vỡ nợ hoặc có nguy cơ vỡ nợ”.
Kết quả là, hệ thống ngân hàng 2 cấp xuất hiện ở Mỹ: Các ngân hàng lớn phải chịu sự giám sát toàn diện hơn, trong khi một loạt các ngân hàng nhỏ lại được miễn trừ một số quy định. Cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây ở Mỹ cũng đã “bóc trần” sự khác biệt này.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường