Chàng kỹ sư bỏ nghề lương cao, ôm 20 triệu đồng về khởi nghiệp: Nợ nần ngập mặt vì phá sản, ngậm đắng… bán trầm lại thành công
Khởi nghiệp là ước mơ của không ít bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng thành công khi chọn đi con đường này.
- 21-10-2022Cảnh đời trái ngược 2 con của Thành Long: Người bị chối bỏ, phải nhặt rác để kiếm sống, người 'ngậm thìa vàng' từ khi lọt lòng
- 21-10-2022Ngành nghề vất vả, khó vào hơn đỗ ĐH Harvard nhưng thu nhập lên đến 81.000 USD/năm
- 21-10-202230 tuổi tránh 3 đường, 40 tuổi chớ đụng 3 điều: Đạo lý hàng nghìn năm vẫn thấy đúng
- 21-10-2022Nhà tâm lý học ĐH Harvard tiết lộ cách khôn ngoan để tăng 40% khả năng thăng chức cao chỉ bằng một việc làm đơn giản
- 21-10-2022Giám đốc điều hành của công ty triệu đô Singapore tiết lộ 2 nguyên tắc của người làm chủ: Quyết đoán và siêu nhạy bén
Cầm tấm bằng đại học trong tay, anh Ngô Tấn Quyền (1994, Quảng Nam) xin làm kỹ sư tại một công ty cơ khí có tiếng. Ở thời điểm đó, công việc của anh mang lại thu nhập ổn định.
Bỏ việc nhàn hạ, về quê ôm đống nợ
Trái với kỳ vọng của gia đình và những người xung quanh, Tấn Quyền luôn khao khát được thoát khỏi vùng an toàn để khởi nghiệp. Ấp ủ dự định đã lâu, cho đến khi tiết kiệm được 20 triệu đồng, chàng trai 9x liều lĩnh nghỉ việc kỹ sư cơ khí, vay mượn thêm bạn bè để về quê.
Chia sẻ về khoảng thời gian đầu, anh cho biết: "Khi về quê khởi nghiệp, tôi đã nghĩ tới những rủi ro, áp lực khi kinh doanh và lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất. Đam mê thôi thúc tôi làm điều gì đó cho bản thân. Nhìn những anh em trong công ty từng có khao khát, ước mơ nhưng không ai dám từ bỏ, lúc đó tôi nghĩ lúc này còn trẻ nếu không dám làm thì khi nào mình mới làm?".
Ngô Tấn Quyền sớm nuôi ước mơ khởi nghiệp.
Dự án đầu tiên Tấn Quyền theo đuổi là mô hình trồng rau nhà phố. Anh cho biết, lý do bản thân chọn mô hình này là vì không tốn nhiều chi phí để vận hành, không cần nhiều vốn và dễ làm.
Tuy nhiên, may mắn chưa mỉm cười với chàng trai sinh năm 1994. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mô hình của anh Quyền không được ưa chuộng. Do không đủ chi phí duy trì, anh buộc lòng phải dừng lại, chấp nhận ôm món nợ hàng trăm triệu đồng.
Nhìn lại thất bại ở những ngày đầu, Ngô Tấn Quyền bộc bạch: "Lý do thất bại lớn nhất là do tôi thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm".
Không còn gì để mất - liều mình khởi nghiệp lần… 5 với trầm hương
Không thành công với mô hình rau sạch, chàng trai sinh năm 1994 khởi nghiệp lần thứ 2 là dược liệu, lần thứ 3 sản xuất sản phẩm gỗ như hộp cơm, khay đựng bánh, thậm chí là làm máy gieo hạt tự động.
"Vỡ mộng" vì 4 lần phá sản, chàng trai 9x thậm chí đã rơi vào khủng hoảng. Anh từng nghĩ mình sẽ đi tìm một công việc ổn định. Ngay tại thời điểm tuyệt vọng nhất, anh nhìn thấy tiềm năng ở cây dó bầu.
Anh đi nhiều nơi, tìm hiểu về trầm từ con số 0
Anh cho biết, lúc chọn sản phẩm từ trầm hương để kinh doanh thật sự bản thân cũng rất lo nhưng lúc đó chẳng còn gì để mất nữa. Động lực để anh khởi nghiệp một lần nữa là: "Trời xanh sẽ không phụ những người có chí".
Nghĩ là làm, anh quyết định đi vay thêm tiền để mở xưởng. Lần này, Ngô Tấn Quyền dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về cây dó bầu cũng như thị trường trầm hương.
Có những ngày, anh rong ruổi hàng chục km về các vườn trồng dó bầu, tìm hiểu cặn kẽ về loài cây này.
Anh chọn kinh doanh trầm tự nhiên để xây dựng thương hiệu. Vì chưa có tên tuổi, lại dấn thân vào lĩnh vực “kén khách” nên anh có khởi đầu không mấy suôn sẻ.
Những đơn hàng đầu tiên của Ngô Tấn Quyền được bán facebook. Tháng đầu anh chỉ bán được vài đơn. Thêm vào đó, tình hình dịch Covid cũng gây cản trở khi việc gửi hàng khá khó khăn.
Đã có lúc, anh tưởng mình lại thất bại thêm lần nữa.
Không bỏ cuộc, chàng trai quê Quảng Nam vẫn tiếp tục bám trụ với nghề. Nhờ tập trung làm 1 sản phẩm trầm tự nhiên, đặt chất lượng lên hàng đầu nên thương hiệu của anh cũng dần được mọi người biết tới.
Thêm vào đó, anh còn tự chủ trong quá trình sản xuất nên làm chủ được chất lượng cũng như giá thành..
“Ngậm… đắng nuốt cay” đến ngày thu trái ngọt
Sản phẩm từ trầm đã được biết tới từ khá lâu và có thể sử dụng thường xuyên hằng ngày. Theo xu thế, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những sản phẩm tự nhiên an toàn sức khỏe. Đó cũng chính là định hướng phát triển thương hiệu cũng như thế mạnh của Ngô Tấn Quyền.
Người ta vẫn nói “Ngậm ngải tìm trầm". Tuy nhiên anh Quyền giải thích cho những nguy hiểm vất vả mà phu trầm phải trải qua.
Hiện tại, việc tìm kiếm trầm trong rừng sâu gần như không còn nữa, đa phần người dân trồng cây dó bầu ở khu vực nương rẫy của mình. Anh cũng cho biết thêm, có một nhược điểm đó là giá trị trầm bây giờ không tốt như ngày xưa.
Trải lòng về hành trình khởi nghiệp của mình, Tấn Quyền cho rằng: “Mạng xã hội phát triển là cơ hội để cho người kinh doanh trầm tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó. Mọi người livestream đấu giá tạo nên thị trường trầm hỗn loạn. Một số tổ chức còn đưa ra thông tin không đúng, từ đó khiến khách hàng hiểu sai về trầm hương”.
Các sản phẩm của anh không chỉ phải cạnh tranh với thương hiệu lâu đời mà còn phải đối mặt với các loại trầm không rõ nguồn gốc xuất xứ… Thị trường hỗn loạn, khách hàng hoang mang dẫn đến sản phẩm làm ra cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Sau nhiều lần thất bại và tưởng như phải dừng lại, đến nay doanh thu trung bình của anh khoảng 400 triệu đồng/ tháng. Bí quyết thành công của chàng trai 9x là “cứ nghĩ thất bại cho mình thêm kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn, thành công sẽ không ngoảnh mặt với người biết cố gắng”.
Ảnh: NVCC
Nhịp sống thị trường