Mắc căn bệnh lạ trong chuyến du lịch Đông Nam Á, đây là cách chàng trai 27 "nằm nhà" vẫn tạo ra startup 7,8 tỷ USD chỉ trong 2 năm ngắn ngủi
Chỉ trong 2 năm, Johnny Boufarhat biến Hopin, nền tảng tổ chức hội nghị trực tuyến của mình, trở thành đế chế trị giá 7,8 tỷ USD. Tuy nhiên, ý tưởng này xuất phát từ những ngày tháng khốn khổ nhất của chàng trai trẻ, khi anh phải chiến đấu với bệnh tật và không thể ra khỏi nhà.
- 17-08-2021Bị ốm phải ở nhà, thanh niên 27 tuổi tạo ra startup trị giá 7,8 tỷ USD, vừa trở thành một trong những tỷ phú trẻ tuổi giàu có nhất thế giới
- 19-10-2019"Jack Ma sẽ già đi. Jack Ma sẽ trở nên ngu ngốc. Jack Ma sẽ bị ốm" và lý do khiến ông chủ Alibaba quyết định nghỉ hưu sớm
- 13-12-2017"Đấu trường đẫm máu" Amazon: Nơi bạn sẽ bị đuổi việc khi chăm bố mẹ ốm, con nhỏ hay bản thân lâm trọng bệnh, ai cũng trực chờ "triệt hạ" đồng nghiệp
- 29-06-2017Tranh thủ lúc CEO công ty đối thủ bị ốm, Mark Zuckerberg lập tức chào giá gấp đôi và thâu tóm thành công WhatsApp
- 15-03-2017Chuyện người nghèo bị ốm thì chỉ có chờ chết: Các hãng thuốc đang kiếm tiền trên thân xác bệnh nhân như thế nào?
Phong cách làm việc chưa từng có
Người đàn ông 27 tuổi này đang là tỷ phú tự thân trẻ nhất của Vương quốc Anh với công ty được định giá gần 7,8 tỷ USD. Nhắc tới Johnny Boufarhat, những người quen biết anh ta đều cho rằng đây là một chàng trai thích làm những điều khác biệt. Bản thân Boufarhat cũng tin là mình không muốn đi theo những lối mòn.
"Là một công ty với các nền tảng hoàn hảo cho làm việc từ xa giúp chúng tôi thực hiện được những điều mà các công ty khác chưa thể làm được trước đây", Boufarhat cho biết trong căn hộ thuê từ Airbnb tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Sở hữu một startup trị giá gần 10 tỷ USD, Boufarhat cho rằng các nhà sáng lập không nên quá bận tâm về việc không có văn phòng cố định. Dù đã là tỷ phú, Boufarhat thậm chí còn chẳng có lấy một ngôi nhà cố định.
Với xu hướng dịch chuyển, Boufarhat thuê hết bất động sản này tới bất động sản khác, điều hành công ty ở bất cứ nơi nào anh ta đặt chân tới. "Mười năm trước, bạn không thể làm điều này vì chưa có những phần mền đủ tốt. Việc gửi email qua lại không giúp giải quyết triệt để vấn đề", Boufarhat cho biết.
Johnny Boufarhat làm việc trong một căn hộ thuê từ Airbnb tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Chàng tỷ phú trẻ cũng cho biết việc duy trì một doanh nghiệp không có văn phòng không phải là quyết định vượt rào mà thực chất, khi công ty lớn mạnh với tốc độ chóng mặt, làm việc từ xã đã chứng tỏ được hiệu quả tốt hơn.
Có lẽ, không ai có thể phản bác được những gì Boufarhat nói. Startup Hopin của anh là một minh chứng cụ thể. Ra đời năm 2019 với 6 nhân viên, Hopin phát triển theo cấp số nhân bất chấp đại dịch. Khi các biện pháp giãn cách xã hội được ban bố, hội họp trực tiếp là điều bất khả thi. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để nền tảng tổ chức hội nghị trực tuyến của Hopin bùng nổ.
Có lẽ, đại dịch Covid-19 đã giúp Hopin và các ứng dụng khác như Zoom, được ưa chuộng. Kể từ năm 2020, Hopin đã tổ chức hơn 80.000 sự kiện. Các đối tác của họ không chỉ có doanh nghiệp như Slack hay Unilever mà còn có các các tổ chức như Liên Hợp Quốc hay NATO.
Chính bởi sự thành công trong giai đoạn giãn cách, Boufarhat cho biết anh chưa tìm ra lý do để thay đổi mô hình hoạt động của công ty, ngay cả khi nó đã được định giá nhiều tỷ USD. Thậm chí, anh còn tạo ra một văn hóa số độc đáo để hỗ trợ mô hình của mình và thậm chí trở thành hình mẫu để các công ty khởi nghiệp với mô hình tương tự có thể học theo.
Văn hóa độc đáo của startup làm việc từ xa 100%
Mỗi tháng một lần, Hopin sẽ dùng phần mềm "cây nhà lá vườn" để họp với tất cả 8.00 nhân viên trên toàn thế giới. Boufarhat gọi sự kiện hàng tháng này "giống như một gameshow lớn trên TV". Sự kiện này giúp những người vốn chưa từng gặp nhau ngoài đời thực trở nên thân quen hơn.
Đề cập tới tính thực tiễn của làm việc từ xa, Boufarhat cho biết Hopin tận dụng lợi thế của các loại phần mềm nằm trên nền tảng đám mây như Microsoft Teams, Slack, nền tảng nhắn tin video Loom, Figma (cho công việc thiết kế) và Notion (cho phép bạn chia sẻ thông tin trong Ghi chú của Wiki).
Công ty còn có những con "bot" tuần tra trên nền tảng nhắn tin Slack và ghép đôi một cách ngẫu nhiên giữa các đồng nghiệp mỗi tháng một lần để họ có thể uống cà phê trực tuyến với nhau. Công ty cũng tổ chức các cuộc khảo sát hàng tháng để tìm xem lĩnh vực nào cần được cải thiện để môi trường làm việc trở nên tốt hơn.
Boufarhat tin rằng gặp gỡ giữa đồng nghiệp với nhau là nhu cầu thực tế trong một xã hội hậu giãn cách vì Covid-19. Tuy nhiên, nếu nhìn theo khía cạnh công việc, điều này có vẻ không cần thiết bởi năng suất làm việc của mọi người đều đang rất tốt.
"Ngoài ra, làm việc từ xa cho phép chúng tôi tuyển dụng nhân tài trên khắp thế giới. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn phát triển quá nhanh", Boufarhat chia sẻ.
Nền tảng tỷ đô ra đời trên giường bệnh
Tuy nhiên, nếu nhìn vào cách Boufarhat tạo ra Hopin, người ta sẽ càng khâm phục anh chàng trẻ tuổi hơn nữa. Ý tưởng tạo ra Hopin khởi phát khi người sáng lập của nó đang phải chiến đấu với bệnh tật. Bố mẹ gốc Lebanon nhưng Boufarhat sinh ra và lớn lên ở Australia trước khi chuyển đến London lúc còn là thiếu niên.
Tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Đại học Manchester năm 2015, Boufarhat và bạn gái đi du lịch vòng quanh Đông Nam Á nhưng chàng trai trẻ mắc một sự cố trong chuyến đi khiến cậu bị ức chế miễn dịch. Trở lại London, Boufarhat phải nằm trên giường nhiều tháng.
Johnny Boufarhat và các cộng sự.
"Nó biến tôi trở thành một con người khác. Tôi chẳng thể rời khỏi nhà. Tôi nôn mửa, mệt mỏi thực sự. Sau hơn một năm kể từ ngày đó, tôi đã quyết tâm thay đổi. Tôi thấy mình không thể sống mãi cuộc sống khép kín như vậy", Boufarhat chia sẻ.
Boufarhat nhận thấy mình có thể giao tiếp xã hội ở một mức độ nhất định thông qua mạng xã hội. Chính vì thế, anh đã rất cố gắng để kết nối và tìm được một công việc về lập trình, đủ để duy trì tài chính.
Tham dự các hội nghị trực tuyến, Boufarhat nhận ra vấn đề rằng có cả nghìn người dự nhưng cơ bản, vẫn chỉ có 2 người nói chuyện với nhau. Ngoài ra, bạn không thể biết người ta có đang lắng nghe mình không. Giải pháp mà Boufarhat đưa ra chính là những dòng mã đầu tiên của Hopin, nền tảng cho phép tương tác giữa những người dự hội thảo trực tuyến.
Kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn, sức khỏe Boufarhat dần hồi phục. Vào năm 2019, anh thấy mình đủ khỏe để ra mắt Hopin, nền tảng mà anh tạo ra trong thời gian bệnh tật. Khi đó, Boufarhat hoàn toàn không biết sẽ có một dịch bệnh như Covid-19, nơi mà con người buộc phải duy trì khoảng cách với nhau.
"Nhìn lại, căn bệnh đã cho tôi một cuộc sống thứ 2. Nó đặt tôi vào sứ mệnh làm cho thế giới nhỏ lại", Boufarhat chia sẻ.