Chao đảo trước tác động của virus corona, nhưng tại sao đồng USD vẫn là 'hầm trú ẩn' an toàn duy nhất đối với giới đầu tư toàn cầu?
Khi đồng yen tăng giá trở lại vào tuần cuối cùng của tháng 2, thì đồng bạc xanh lại suy yếu nếu tâm lý lo ngại rủi ro vì dịch bệnh trở thành sự hoảng loạn. Dẫu vậy, xét theo một số nguyên tắc cơ bản thì đồng USD vẫn là một loại tài sản "an toàn".
- 03-03-2020Bí mật kho dự trữ y tế chiến lược 100 triệu USD của Australia, chuyên đối phó với các đại dịch như Covid-19
- 29-02-2020Đây là những "hầm tránh bão" mà nhà đầu tư đổ xô tìm đến khi thị trường lao dốc như hiện nay
- 14-01-2020Giới siêu giàu thế giới đổ xô xây hầm bí mật giấu vàng
- 01-10-2019Cựu Thị trưởng ở Trung Quốc giấu 13,5 tấn vàng và 37 tỷ USD dưới hầm bí mật
Vị thế của đồng USD và yen Nhật trong danh sách các loại tài sản "trú ẩn" an toàn đã trở nên lung lay vào tháng 2, khi cả hai đồng tiền tệ này đều chao đảo trong bối cảnh virus corona có thể gây ản hưởng tiêu cực đến 2 nền kinh tế.
Trong khi đồng yen tăng giá trở lại vào tuần cuối cùng của tháng 2, điều này cho thấy mối tương quan lịch sử trong những thời kỳ thị trường biến động, thì đồng bạc xanh lại suy yếu nếu tâm lý lo ngại rủi ro vì dịch bệnh trở thành sự hoảng loạn.
Tương quan giữa các đồng tiền tệ với chỉ số biến động của thị trường chứng khoán.
Dẫu vậy, theo xét theo những nguyên tắc cơ bản và theo ý kiến của một số chuyên gia, thì đồng USD thực sự vẫn là "hầm trú ẩn" an toàn đối với giới đầu tư trong bối cảnh thị trường có diễn biến tiêu cực.
Dự trữ ngoại hối
Vị thế "tài sản an toàn" của đồng USD được thể hiện rõ nhất trong dự trữ ngoại hối của các nhà quản lý dự trữ trên toàn cầu, đây là nhóm đầu tư được coi là bảo thủ nhất thế giới. Đồng bạc xanh chiếm khoảng 62% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu, trong khi đồng euro chỉ là 20% và đồng yen chỉ là 6%, theo số liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tỷ trọng của các đồng tiền tệ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu.
Georgette Boele – chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại ABN Amro Bank NV ở Amsterdam, viết trong một lưu ý: "Nếu tâm lý tránh rủi ro khiến thị trường biến động, thì đồng USD sẽ lại trở thành hầm trú ẩn an toàn. Ở những thời điểm thị trường hoảng loạn, một đồng tiền tệ có thanh khoản cao hoặc trái phiếu Kho bạc Mỹ là khoản đầu tư được ưa chuộng nhất."
Thanh khoản
Việc đồng USD được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động từ thương mại quốc tế, định giá hàng hoá, cho đến giao dịch ngoại hối, cho thấy đồng bạc xanh là một đồng tiền tệ không chỉ "cần thiết" đối với các nhà đầu tư mà còn là các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ.
Tỷ trọng của các đồng tiền tệ trong giao dịch ngoại hối toàn cầu.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ trọng của đồng USD trong doanh số giao dịch ngoại hối trên toàn cầu cao hơn gấp 5 lần so với đồng yen Nhật và gấp 3 lần so với đồng euro. Hơn nữa, trái phiếu định danh bằng đồng USD cũng có thanh khoản cao nhất, có nghĩa là các trái chủ có thể chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt một cách dễ dàng.
Vị thế đầu tư quốc tế ròng
Việc Nhật Bản hiện đang là chủ nợ lớn nhất thế giới là một yếu tố giúp hỗ trợ đồng yen, theo đó giúp đồng tiền tệ này tăng giá bất kỳ khi nào nhà đầu tư Nhật Bản thanh lý tài sản tại nước ngoài và rút tiền mặt về. Đồng USD lại ít chịu ảnh hưởng bởi dòng vốn trờ về nước, theo dữ liệu của IMF.
Quy mô của các thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại là quốc gia phát triển "ôm" nợ nhiều nhất, điều này có nghĩa là vị thế đầu tư quốc tế không phải là ưu thế của đồng yen. Makoto Noji – chiến lược gia trưởng lĩnh vực tiền tệ và trái phiếu của SMBC Nikko Securities, nhận định: "Chúng tôi chưa bao giờ coi đồng yen là tài sản an toàn. Trong bối cảnh Nhật Bản chứng kiến tình trạng thâm hụt ngân sách và thiếu các biện pháp hỗ trợ tài chính cho khoản nợ khi dân số già đi, thì đồng tiền này không thể được coi là một ‘hầm trú ẩn’."
Chênh lệch lợi suất trái phiếu
Chênh lệch lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Một yếu tố chủ chốt khác giúp đồng USD có được lợi thế hơn đó là trái phiếu Kho bạc Mỹ được coi là loại tài sản phi rủi ro tốt nhất thế giới, có lợi suất cao hơn cả trái phiếu châu Âu và Nhật Bản. Dù đang rớt xuống mức thấp kỷ lục, nhưng trái phiếu kỳ hạn 10 năm vẫn cao hơn 1 điểm phần trăm so với 2 loại trái phiếu trên. Từ đầu năm đến nay, chỉ số Bloomberg Dollar Spot đã tăng 2%, sau khi giảm 0,9% hồi năm ngoái.
Tham khảo Bloomberg