Châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa, bài học từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Chỉ một phần Tây Ban Nha được dỡ bỏ phong tỏa, Chính phủ Anh ngày 11/5 cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế một cách thận trọng…
- 07-05-2020EU cảnh báo Covid-19 đe doạ tương lai khu vực đồng tiền chung châu Âu
- 05-05-2020Châu Âu ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức chưa từng thấy, với 40 triệu người phải nghỉ việc khi đại dịch bùng phát
- 04-05-2020“Ngoại lệ” ở Châu Âu: Quốc gia duy nhất không đóng cửa vì Covid-19, nhà hàng quán bar vẫn hoạt động, học sinh vẫn đến trường, GDP có thể giảm 7% và kiểm soát dựa trên “niềm tin”
- 01-05-2020Trung Quốc sau khi dỡ bỏ lệnh phong toả là lời cảnh báo đối với Mỹ và châu Âu: Nhà máy, cửa hàng mở cửa trở lại nhưng người tiêu dùng không ai chi tiền!
Vui mừng xen lẫn e ngại là tâm trạng chung của nhiều người dân Pháp và Tây Ban Nha trong ngày 10/5, ngày cuối cùng trước khi lệnh phong tỏa do đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ. Đối với họ, dỡ bỏ phong tỏa không đồng nghĩa với sự kết thúc của cuộc chiến chống lại dịch bệnh tới nay đã cướp đi sinh mạng của gần 280.000 người trên toàn thế giới.
Sau 2 tháng chờ đợi, Pháp và một phần Tây Ban Nha, những nước trong số các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19 bắt đầu từ ngày 11/5 phần nào có thể quay lại cuộc sống thường nhật, giống như người dân Trung Quốc, Italia hay Đức.
“Đó là sự khởi đầu. Tình hình đã sáng sủa hơn một chút so với vài ngày trước. Những đó không phải là một trò đùa, cuộc chiến vẫn còn lâu dài. Nếu mọi người càng cẩn thận bao nhiêu, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tình cảnh này càng sớm bấy nhiêu. Nhưng tôi vẫn lạc quan. Mọi thứ sẽ dần trở lại bình thường” - một người dân tại Thủ đô Paris, Pháp chia sẻ.
Cư dân tại một viện dưỡng lão ở Oslo, Na Uy ra đường vui chơi. (Ảnh: AFP)
Gần 5 tháng sau khi xuất hiện trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại Trung Quốc đại lục hồi cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 1 nửa người dân toàn cầu phải cách ly tự nguyện hoặc bắt buộc, đẩy nền kinh tế thế giới trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, nguy cơ về một làn sóng lây nhiễm thứ 2, thậm chí là thứ 3 vẫn là điều khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khỏi lo ngại. Thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ngày 10/5 ghi nhận trường hợp mắc mới đầu tiên sau hơn 1 tháng dỡ bỏ phong tỏa.
Tại Hàn Quốc, nơi dịch bệnh từng được xem là đã nằm dưới tầm kiểm soát, Thủ đô Seoul cùng ngày ra lệnh đóng cửa toàn bộ các quán ba và câu lạc bộ đêm sau khi xuất hiện một “ổ dịch” mới. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mới đây cảnh báo, “ổ dịch” mới là một lời nhắc nhở rằng, loại tình huống này có thể phát sinh bất cứ khi nào.
“Cụm lây nhiễm xảy ra gần đây cho thấy, ngay cả trong giai đoạn ổn định, dịch vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào trong một không gian kín, đông đúc. Chúng ta không bao giờ được phép hạ thấp cảnh báo về phòng, chống dịch bệnh” - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói.
Không đâu xa, quốc gia láng giềng Đức cũng vừa chứng kiến mốc 50 ca mắc mới trên 100.000 người dân bị phá vỡ tại 3 khu vực. Ngay tại Pháp, nơi các trường học chuẩn bị mở cửa trở lại, 2 ổ dịch mới vừa được phát hiện tại miền Trung đất nước, trong đó 1 ổ dịch là sau một cuộc họp chuẩn bị cho ngày trở lại trường của học sinh.
Nhằm kiềm chế nguy cơ lây nhiễm, chỉ một phần Tây Ban Nha được dỡ bỏ phong tỏa. Nhiều thành phố lớn, như Madrid hay Barcelona vẫn phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Chính phủ Anh ngày 11/5 cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế và theo Thủ tướng Boris Johnson, sẽ là một thảm họa kinh tế, nếu ngay lúc này chúng ta lại theo đuổi việc nới lỏng theo cách mà nó có thể gây ra một làn sóng lây nhiễm thứ 2.
VOV