Châu Âu tính toán thiệt hại ban đầu do khủng hoảng Biển Đỏ
Những gián đoạn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa đi qua khu vực Biển Đỏ đang gây tác động tới nền kinh tế châu Âu.
- 21-01-2024Độc lạ Trung Quốc: Xây ‘chung cư’ khổng lồ cho lợn, công nghệ giám sát như NASA, có con nặng 500kg to như gấu Bắc Cực
- 21-01-2024Chỉ vì đèn pin mà chiến đấu cơ F-35 thành đống đổ nát
- 21-01-2024Căn cứ Mỹ tại Iraq bị tập kích hơn 40 quả tên lửa, Iran cảnh báo đáp trả Israel
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, cuộc khủng hoảng này có thể làm tăng thêm 0,6 điểm phần vào lạm phát phát của châu Âu trong 1 năm tới.
Theo Bộ Kinh tế Đức, một số đánh giá ban đầu cho thấy đã xuất hiện sự khan hiếm hàng hóa đối với một số mặt hàng cụ thể thường được vận chuyển từ châu Á sang nước này theo tuyến đường đi qua kênh đào Suez Tuy nhiên, sự thiếu hụt là không đáng kể và các nhà chức trách đang theo dõi sát sao tình hình để chuẩn bị kế hoạch đối phó. Trong khi đó, tại Anh, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE,) Andrew Bailey xác nhận các tác động là có nhưng không đáng kể.
Về cơ bản, chưa có tác động tiêu cực nào lớn được ghi nhận trong toàn bộ hệ thống kinh tế-thương mại châu Âu liên quan đến khủng hoảng ở Biển Đỏ. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế chính bao gồm cả chỉ số lạm phát trong tháng 12/2023 đã tăng nhẹ trên toàn khu vực. Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế toàn cầu nói chung vẫn đang hoạt động dưới mức trung bình. Dầu mỏ- mặt hàng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xung đột ở Trung Đông, cho đến nay vẫn duy trì nguồn cung ổn định, trong khi nhu cầu dầu đang chậm lại. Điều này khiến giá dầu biến động không lớn, hạn chế sự tác động đối với các hoạt động kinh tế toàn cầu.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol cho biết: "Hiện tại một số vấn đề liên quan đến vận chuyển dầu đang gây tác động khá hạn chế đến giá cả. Sản xuất không bị ảnh hưởng nhưng nếu một trong nhiều quốc gia sản xuất dầu lớn trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, điều này có thể gây áp lực tăng giá. Hy vọng đầu tiên và quan trọng nhất của tôi lúc này là cuộc xung đột tại Trung Đông sẽ sớm chấm dứt và không gây thiệt hại nhiều về người. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ dầu mỏ và khí đốt, nếu cuộc xung đột chỉ giới hạn ở lĩnh vực vận tải như hiện nay, tôi không nghĩ giá dầu sẽ có sự thay đổi lớn. Bởi chúng ta có một lượng dầu dồi dào trên thị trường".
Bức tranh kinh tế ảm đạm này đã khiến các công ty khó chuyển sang người tiêu dùng bất kỳ sự gia tăng chi phí nào mà họ đang gặp phải. Thay vào đó nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực xây dựng lại tỷ suất lợi nhuận công ty và chấp nhận cắt giảm lợi nhuận tạm thời. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, việc tăng chi phí vận chuyển hàng hóa đi vòng quanh châu Phi sẽ đẩy giá vận tải container tăng lên, góp phần bổ sung thêm 0,6 điểm phần trăm vào lạm phát của châu Âu trong thời gian một năm tới.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến lạm phát khu vực đồng Euro (Eurozone) sẽ giảm từ 5,4% của năm 2023, xuống còn 2,7% trong năm nay. Theo tổ chức Oxford Economics, điều này cho thấy việc đóng cửa Biển Đỏ kéo dài sẽ không ngăn được lạm phát giảm, nhưng nó sẽ làm chậm tốc độ trở lại bình thường của lạm phát. Tuy nhiên, tổ chức này cũng lưu ý, cuộc khủng hoảng sẽ không ngăn cản xu hướng giảm lãi suất dự kiến của các ngân hàng trung ương.
VOV