MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Chết vì một chiếc iPhone"

03-10-2016 - 23:19 PM | Tài chính quốc tế

Trong khi công nhân ở Pegatron thấy lương theo giờ giảm xuống chỉ còn 1,6USD/giờ, Apple vẫn duy trì công ty lớn lợi nhuận nhất nước Mỹ, với lợi nhuận 47 tỷ USD trong riêng năm 2015. Apple không chịu chi 1 xu lẻ để cải thiện điều kiện làm việc cho những người thực sự làm ra tiền cho mình.

Chiếc iPhone bạn sở hữu được lắp ráp bởi những công nhân tại một trong ba nhà máy tại Trung Quốc: Foxconn, Wistron và Pegatron. Công ty lớn nhất và nổi tiếng nhất, Foxconn, được toàn thế giới biết đến vào năm 2010 nhờ một sự việc đau lòng: khoảng 18 công nhân của họ cố tự tử và ít nhất 14 người đã thiệt mạng. Năm đó, nhân viên ở nhà máy Longhua Foxconn sản xuất ra 137.000 chiếc iPhone mỗi ngày, tính ra là 90 cái mỗi phút.

Cô gái 17 tuổi Tian Yu đã lao mình từ tầng 4 của ký túc xá nhà máy, kết quả bị liệt nửa người từ phần thắt lưng trở xuống. Sau cuộc trò chuyện, phóng viên tờ The Guardian miêu tả cô thực sự như một con gà công nghiệp, làm việc hơn 12 giờ một ngày, sáu ngày một tuần, có cả ca ngày và ca đêm, ở trong một phòng ký túc xá 8 người.

Sau vụ án nghiêm trọng năm 2010, Apple tuyên bố sẽ cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân Trung Quốc. Mặc dù xuất bản rất nhiều tờ rơi về những hứa hẹn này nhưng không có bằng chứng nào chứng minh rằng doanh nghiệp California đã hào phóng hơn trong việc chia sẻ một góc nhỏ của khối lợi nhuận khổng lồ cho các nhà thầu nhằm đảm bảo đối xử tử tế hơn với những người thực sự làm ra sản phẩm cho họ.

Trong những năm qua, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ “Dõi theo người lao động Trung Quốc” đã đăng một loạt bài điều tra Pegatron, một nhà máy lắp ráp khác của iPhone. Họ cử một người điều tra trà trộn vào dây chuyền lắp ráp, phỏng vấn hàng tá nhân viên Pegatron và phân tích hàng trăm phiếu thanh toán. Họ tìm ra rằng công nhân vẫn làm việc 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, trong đó có 1,5 giờ không được trả lương. Công nhân buộc phải làm thêm giờ, và được đào tạo kiến thức an toàn lao động sai luật ở mức thấp.

Năm ngoái, chính quyền Thượng Hải quyết định tăng lương tối thiểu. Để bù đắp lại, Pegatron cắt giảm trợ cấp hay bảo hiểm y tế nhằm giảm mức phải trả cho mỗi giờ lao động của công nhân.

Cũng trong năm ngoái, một tổ chức phi chính phủ Đan Mạch vì quyền lợi con người đã đưa ra bằng chứng về sử dụng lao động học sinh tại một nhà thầu chính khác của Apple, Wistron. Các thiếu niên làm việc trong phòng kế toán hay quản trị kinh doanh được gửi đến dây chuyền lắp ráp ở Wistron trong nhiều tháng. Đây quả là một sự vi phạm nghiêm trọng công ước của Tổ chức Lao Động Quốc tế, khi mà các nhà điều tra của Danwatch có bằng chứng về việc hàng ngàn sinh viên làm cùng một công việc và nghỉ giải lao như người lớn, nhưng thu nhập thấp hơn.

Các thiếu niên này nói với Danwatch rằng họ bị buộc làm việc không như họ muốn. “Chúng tôi đều rất thất vọng nhưng không có lựa chọn nào khác bởi trường học nói rằng nếu chúng tôi từ chối, chúng tôi có thể không nhận được bằng”, một cô gái 19 tuổi cho hay. Mặc kệ nhiều yêu cầu bình luận, Wistron không có phản ứng gì.

Apple chỉ có thể cung cấp cho The Guardian các bài kiểm tra hời hợt mà họ đã làm với các nhà cung cấp.

Cùng phân tích bản báo cáo Apple thực hiện tại Foxconn năm 2012, sau vụ tự tử hàng loạt. Foxconn là doanh nghiệp tư nhân sử dụng lao động lớn nhất Trung Quốc, với hơn 400.000 công nhân ở riêng nhà máy Longhua. Cuộc điều tra được tiến hành bởi Hiệp hội Lao động, chỉ điều tra 3 trong số các nhà máy trong 3 ngày trên mỗi người.

Jenny Chan, một trong những học giả hàng đầu về lạm dụng sức lao động của Trung Quốc, đồng tác giả của tác phẩm sắp ra đời “Chết vì một chiếc iPhone”, gọi đây là “nhảy dù kiểm toán”, một cách cho phép Apple tiếp tục kinh doanh thông thường. Trong khi công nhân ở Pegatron thấy lương theo giờ giảm xuống chỉ còn 1,6USD/giờ, Apple vẫn duy trì công ty lớn lợi nhuận nhất nước Mỹ, với lợi nhuận 47 tỷ USD trong riêng năm 2015. Apple không chịu chi 1 xu lẻ để cải thiện điều kiện làm việc cho những người thực sự làm ra tiền cho mình.

Cho dù phiên bản iPhone mới có được tích hợp điều kỳ diệu gì đi chăng nữa thì những chiếc điện thoại này cũng làm gia tăng khoảng cách giữa những người siêu giàu và số đông còn lại, là minh chứng cho thấy những mánh khóe mà các tập đoàn đa quốc gia sử dụng để trốn thuế, thậm chí còn tước đoạt công việc thu nhập cao của người Mỹ (như Donald Trump đã nói). Kiêu ngạo trước các chính trị gia và chính phủ, túi rủng rỉnh tiền nhưng cạn kiệt ý tưởng, Apple là biểu tưởng cho một hệ thống kinh tế rườm rà.

Phương Anh

The Guardian

Trở lên trên