Chỉ báo suy thoái chưa từng sai trong hơn 60 năm vẫn đang nhấp nháy đỏ: Nền kinh tế số một thế giới vẫn cần cảnh giác?
Một chỉ báo suy thoái đã nhấp nháy cảnh bảo suốt 20 tháng qua mà suy thoái kinh tế vẫn chưa xảy ra nhưng một số chuyên gia lưu ý không nên bỏ qua tín hiệu này.
- 14-06-2024Nỗ lực phi đô la hoá đạt 'bước tiến' mới: Quốc gia chủ chốt của BRICS chọn Nhân dân tệ - Rúp làm cặp tiền tệ tham chiếu thay cho USD
- 14-06-2024IMF: Đồng đô la Mỹ đang ‘xói mòn thầm lặng’ giữa xu hướng phi đô la hóa, 'rủi ro' lớn nhất đối với đồng bạc xanh là gì?
- 14-06-2024Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của ASEAN, Việt Nam gấp đôi Thái Lan, Singapore, dẫn đầu danh sách trong quý 1
Giáo sư Campbell Harvey đã trao đổi với Fox Business về đường cong lợi suất đảo ngược: “Tôi nghĩ còn quá sớm để tuyên bố rằng chỉ báo này đã sai”.
Trước 8 đợt suy thoái kể từ thập niên 1960 đến nay, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 3 tháng đều đã tăng lên trên lợi suất kỳ hạn 10 năm, tức đường cong lợi suất đã bị đảo ngược. Giáo sư tài chính Harvey tại Đại học Duke lần đầu tiên xác định được mô hình này từ hơn 30 năm trước.
Ông lưu ý rằng đường cong lợi suất này cũng đã bị đảo ngược trong khoảng 20 tháng kể từ tháng 10/2022. Nhưng các cuộc suy thoái trong quá khứ đã xảy ra với độ trễ lên đến 23 tháng. Chỉ báo này sẽ sai khi suy thoái không xảy ra vào tháng 10 năm nay.
Mặc dù vậy, ông khuyên các nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào cảnh báo của mình mà hãy kết hợp nó với các biện pháp khác để có được bức tranh đầy đủ hơn về sức khỏe và triển vọng của nền kinh tế.
Giáo sư Harvey chỉ ra một số cảnh báo đỏ về kinh tế như dữ liệu việc làm tháng 5. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của người da màu tăng từ 5,6% lên 6,1%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng giảm xuống còn 62,5%, do một số người rời khỏi thị trường việc làm.
Giáo sư Harvey là người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo suy thoái kinh tế suốt một thời gian. Tháng 5 năm ngoái, ông cảnh báo nền kinh tế dường như đang chậm lại và có thể suy thoái trong 6 đến 9 tháng tới. Vào tháng 1, ông cảnh báo một đợt suy thoái nhẹ có thể xảy ra trong năm nay.
Nỗi lo suy thoái đã giảm dần trong những tuần gần đây, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP đã chậm lại từ gần 5% trong quý 3 năm ngoái xuống chỉ còn 1,3% trong quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Nỗi lo sợ về suy thoái lan rộng, sau khi lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm là hơn 9% vào mùa hè năm 2022. Điều đó đã thúc đẩy Fed tăng lãi suất từ gần 0 lên trên khoảng 5%.
Lãi suất cao làm hạn chế chi tiêu, đầu tư và tuyển dụng, đồng thời làm tăng nợ hàng tháng của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Điều này có xu hướng sẽ làm hạ nhiệt nền kinh tế và gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Vì thế, chỉ báo suy thoái của giáo sư Harvey đáng để theo dõi.
Theo BI
Nhịp Sống Thị Trường