Chỉ cần cho đi 7 thứ này, là chúng ta đã tránh được nghèo khó: Bạn đã cho đi được bao nhiêu thứ?
Nếu chưa thể cho đi 7 thứ này, đừng oán trách ông trời bất công không cho mình một cuộc sống giàu có.
- 27-07-2020Vì sao người nghèo khó giàu có? Hai điều thôi!
- 22-07-2020Hai bà vợ của ông trùm Huawei: Người là thiên kim hạ mình kết hôn với thanh niên nghèo, người là thư ký chiếm lấy trái tim ông chủ Nhậm
- 21-07-2020"Tôi không dám đi họp lớp vì ngại nói về tiền lương, thưởng" và cú đánh thẳng vào tư duy bạn: Người nghèo sống trong khả năng còn người giàu biết hoạch định mục tiêu
Người có hiểu biết, luôn luôn rộng rãi độ lượng trong cư xử, người lòng dạ hẹp hòi, lại thích so đo vì những chuyện nhỏ nhặt.
Hẹp hòi, so đo tính toán chính là sự khởi nguồn của nghèo khó.
Hẹp hòi là một kiểu thiếu sót về nhân cách, là chướng ngại lớn nhất cản trở phẩm chất thăng hoa.
Hẹp hòi cũng có thể xem là một cơ chế tự phòng ngự tiêu cực, của những người thường chỉ biết đến cái tôi cá nhân, lợi ích cá nhân, lạnh lùng, sống khép kín, khó có thể giao lưu với bên ngoài, khiến cuộc sống rơi vào vòng tuần hoàn ác tính, ngày càng trở nên xấu đi.
Thường thì những người rộng rãi, đều dễ thành công hơn những người hẹp hòi, bởi suy nghĩ hẹp hòi ngay từ đầu đã chặn đứng những phẩm chất cần có cho sự phát triển bền vững.
Một người có thể sống tự do tự tại, không phải vì họ có được nhiều thứ, mà vì họ không hẹp hòi, ít so đo hơn người khác.
Bảy thứ cần phải cho đi mới có thể thoát nghèo
Có một người nghèo hỏi một người thông minh: "Tại sao tôi lại nghèo như thế này?"
Người thông minh đáp: "Bởi vì anh không học được cách cho đi."
Người nghèo nói: "Một người không có gì như tôi, làm thế nào để cho người khác?"
Người thông minh nói: "Một người không có gì, cũng có thể cho người khác bảy thứ tốt đẹp!"
Người nghèo lại hỏi: "Bảy thứ tốt đẹp nào?"
Người thông minh nói: "Thứ nhất, đó là vẻ mặt, hãy dùng nụ cười để giải quyết mọi việc. Thứ hai là ngôn, hãy nói những lời tán dương, an ủi, dễ đi vào lòng người. Thứ ba là tâm, hãy mở rộng lòng, đối xử tử tế hài hòa với những người xung quanh.
Thứ tư là mắt, hãy dùng ánh mắt đầy thiện ý để nhìn mọi người. Thứ năm là thân, hãy dùng hành động để giúp đỡ người khác. Thứ sáu là tòa, hãy nhường chỗ cho người khác nếu có thể. Thứ bảy là bao dung, hãy có một trái tim yêu thương, bao dung với người xung quanh.
Sống ở trên đời, đừng có suy tính thiệt hơn nhiều quá, đừng hẹp hòi quá, cứ rộng rãi cho đi, anh có thể thu về những thứ thậm chí bản thân mình còn không bao giờ nghĩ tới."
Người nghèo nghe xong lúc này mới tỉnh ngộ.
Vết đốm trên viên ngọc trai lớn
Có một người nọ rất may mắn có được viên ngọc trai lớn và đẹp, tuy nhiên anh ta lại không hài lòng lắm, bởi vì trên viên ngọc trai ấy có một vết đốm nhỏ.
Anh ta nghĩ nếu có thể loại bỏ đi đốm nhỏ này, giá trị của viên ngọc chắc chắn sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Thế là, anh ta cầm con dao lên, ra sức cạo sạch bề mặt của viên ngọc trai, nhưng vết đốm đó vẫn còn, anh ta lại loại bỏ thêm một lớp nữa, nhưng vết đốm đó vẫn không mất đi.
Cứ như thế, từng lớp từng lớp ngọc trai bị loại bỏ đi, cho đến cuối cùng vết đốm đó đã mất đi, và viên ngọc trai cũng không còn nguyên dạng nữa.
Ảnh minh họa.
Tiểu thuyết gia Jack Kerouac đã từng nói: "Những linh hồn chân chính không bị trói buộc sẽ không so đo gì, bởi vì sâu trong nội tâm của họ có sự kiêu ngạo của một quốc vương."
Thứ quan trọng của đời người không nằm ở sự so đo thật giả, được mất, danh lợi, địa vị cao thấp, giàu nghèo, mà là làm thế nào để trân trọng cuộc sống và khám phá ra những ý thơ từ trong cuộc sống.
Nếu tâm mình so đo, khắp nơi đều là những lời oán giận. Còn nếu tâm mình rộng mở, sẽ luôn luôn nhìn thấy mùa xuân. Cho đi là sự giao tiếp tốt nhất, bởi vì "cho" sẽ hạnh phúc hơn so với "nhận", "cho đi" sẽ khiến con người cảm thấy vui hơn nhiều lần so với việc "nhận lại".
Nguồn nước trên sa mạc
Có một người nọ vừa đói và khát, cận kề với cái chết trên sa mạc, đột nhiên lại phát hiện ra một ngôi nhà nhỏ tồi tàn, nhưng bên trong có một cái máy bơm nước, bên cạnh có một ấm nước, miệng ấm lại bị nhét chặt bằng một cái nút gỗ.
Bên cạnh có một tờ giấy viết rằng: "Đầu tiên hãy rót nước trong ấm vào trong máy bơm nước, sau đó mới có thể lấy nước, nhưng nhất định bạn phải đổ nước vào đầy ấm trước khi rời đi."
Người đàn ông này phải đối diện với một lựa chọn hết sức khó khăn, nếu như đổ nước vào trong máy bơm mà nước không chảy ra, thì không phải đã lãng phí ấm nước cứu mạng rồi sao? Ngược lại, nếu như uống luôn ấm nước này, thì sẽ giữ được mạng sống của chính mình.
Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, ông ấy quyết định làm theo lời trên mảnh giấy nói, quả thật không phụ lòng mong đợi, nước suối đã phun ra từ trong chiếc máy bơm. Ông ấy sảng khoái uống một bụng nước cho đã cơn khát.
Ảnh minh họa.
Nghỉ ngơi một lúc, người đàn ông lại rót nước vào đầy ấm và đậy nút ấm lại như ban đầu, ông thêm vào hai câu nữa vào trên giấy: "Hãy tin tôi, những lời trên giấy là sự thật. Chỉ cần bạn đặt sự sống chết ngoài sự tính toán, học được cách cho đi thì mới có thể nếm được nguồn nước suối ngọt thơm."
Lời bình
Đời người vui vẻ vì biết cho đi, muốn có được hạnh phúc cũng cần phải chia sẻ với người khác, nếu không lòng người cũng chỉ giống như biển chết vậy, dòng nước chỉ chảy vào chứ không chảy ra, cuối cùng cũng chỉ là một vùng tĩnh mịch mà thôi. "Đạt được" có lẽ sẽ mang đến cảm giác thoả mãn, nhưng "cho đi" sẽ mang lại một niềm vui khác, một cảm giác khác.
Một người chỉ khi đặt lòng so đo của mình xuống, học được cách cho đi, mới có thể gặt hái được hạnh phúc, hiểu được sự cho đi mới có thể nhận lại nhiều sự báo đáp hơn!
Trí thức trẻ