Chi hơn 4 tỷ USD nhập điện thoại và linh kiện Trung Quốc
So với cùng kỳ năm 2015, trị giá kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng năm 2016 từ Trung Quốc giảm khoảng 2%, tương đương hơn 760 triệu USD.
- 15-10-2016Xuất khẩu điện thoại Việt Nam tháng 9 vẫn tăng mạnh bất chấp sự cố Note 7
- 10-10-2016Điện thoại nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tăng đột biến
- 19-09-2016Điện thoại nghìn đô iPhone 7 sẽ ra sao khi thử "dao, lửa, nước"?
Đáng chú ý, đến nay có tới 8 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, có thể kể đến như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (6,582 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (gần 4,4 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 4,2 tỷ USD); vải (hơn 3,9 tỷ USD); sắt thép các loại (hơn 3,2 tỷ USD)…
Mặc dù kim ngạch có giảm nhưng trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm đến gần 28,8% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu nước ta trong cùng thời điểm.
Biểu đồ trị giá kim ngạch của 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến hết tháng 9 (đơn vị tính "tỷ USD"). Biểu đồ: T.Bình.
Đặc biệt, trị giá hàng nhập khẩu của Trung Quốc lớn hơn tổng trị giá của 2 thị trường nhập khẩu lớn khác trong “Top 3” cộng lại là Hàn Quốc và Nhật Bản. Cụ thể, tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đến hết tháng 9 đạt hơn 23 tỷ USD và từ Nhật Bản là 10,86 tỷ USD.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là 3 thị trường mà nước ta nhập khẩu hàng hóa đạt trị giá từ 10 tỷ USD trở lên, tính đến hết tháng 9.
Như vậy, chỉ riêng với 3 thị trường lớn của châu Á kể trên, nước ta đã bỏ ra lượng ngoại tệ tới 69,79 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, chiếm gần 56% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu nước ta tính đến hết tháng 9.
Báo hải quan