MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ một tờ giấy chứng nhận đã mất hơn 2,5 tỷ đồng, đâu là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới?

Ở thành phố đắt đỏ nhất thế giới, mua sắm, ăn uống không phải là những thứ tốn kém nhất.

Chỉ một tờ giấy chứng nhận đã mất hơn 2,5 tỷ đồng, đâu là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới?- Ảnh 1.

Theo báo cáo mới đây của ngân hàng Thụy Sĩ Julius Baer, thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới là Singapore. Julius Baer cho biết, nhờ những yếu tố tích cực bao gồm chính trị ổn định, chăm sóc sức khỏe tốt, giao thông công cộng xuất sắc và tỷ lệ phạm tội thấp, nên Singapore vẫn đang duy trì được vị thế của "trung tâm toàn cầu và khu vực". Mặt khác, chính quyền Singapore còn nỗ lực để thu hút các doanh nghiệp và những người giàu trên toàn cầu.

Vị trí thứ hai thuộc về Hong Kong (Trung Quốc). Việc người giàu ở Hong Kong (Trung Quốc) chi tiêu nhiều hơn đã giúp thành phố này tiến lên một bậc về "chi phí sinh hoạt đời sống cao". Theo khảo sát, thành phố Hong Kong có sự gia tăng giá của nhiều mặt hàng xa xỉ, bao gồm giá phòng khách sạn tăng 22,9% và giàu nữ tăng 12,7%.

Các thành phố London (Anh) và Thượng Hải (Trung Quốc) lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 về mức độ đắt đỏ.

Theo báo cáo này, nhiều thành phố châu Á khác đã tụt hạng. Chẳng hạn, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) năm 2023 đứng vị trí thứ hai nhưng năm nay lại tụt xuống thứ tư. Thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) năm 2023 đứng thứ 8 thì năm nay lại rời khỏi top 10. Một thành phố khác của châu Á là Tokyo giảm từ vị trí thứ 15 xuống thứ 23. Nguyên nhân là do đồng Yên yếu.

Trong khi đó, các thành phố của châu Âu lại có trong danh sách top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, chẳng hạn như Milan, Zurich và Paris. Trong đó, Zurich từ vị trí thứ 14 leo lên thứ 6 trong năm nay, nhờ đồng Franc của Thụy Sĩ mạnh hơn.

Theo Julius Baer giải thích, nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi này là do biến động tỷ giá. Cụ thể, lãi suất ở Mỹ tăng cao trong thời gian qua đã gây sức ép lên nhiều loại tiền tệ của châu Á và khiến cho chi phí tại những nơi này bị thấp đi khi quy đổi sang đồng USD.

Trên thực tế, báo cáo thường niên của ngân hàng Thụy Sĩ được thực hiện bằng cách so sánh về chi phí của hàng hóa và dịch vụ ở 25 thành phố trong thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2024. Trong đó, ngân hàng này tiến hành phân tích về mô hình tiêu dùng của các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao. Đó là những người giàu có tài sản ít nhất là 1 triệu USD.

Ông Kenny Ng Lai-yin, chiến lược gia ở Everbright Securities International, cho hay: "Khi nền kinh tế ở Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) dần phục hồi sau đại dịch Covid-19 thì nhu cầu về hàng hóa cũng như dịch vụ xa xỉ đã tăng lên và đẩy giá cả lên cao".

Báo cáo của ngân hàng Thụy Sĩ cũng phát hiện ra rằng, chi phí sinh hoạt đời sống cao ở trên toàn cầu (bao gồm ô tô, bất động sản, nhà hàng cao cấp, rượu whisky và đồ trang sức) đã tăng 4% tính theo USD trong năm 2024, tức là chậm hơn mức tăng 6% vào năm ngoái.

Chỉ một tờ giấy chứng nhận đã mất hơn 2,5 tỷ đồng, đâu là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới?- Ảnh 2.

Người dân phải mất 100.000 USD để có quyền sở hữu ô tô ở Singapore. Ảnh: Google Maps

Đặc biệt, mỗi thành phố trong danh sách công bố đều có một phân khúc chi tiêu riêng biệt khiến nó trở nên đắt đỏ. Đơn cử như tại Singapore, chi tiêu đắt đỏ chính là tiền mua ô tô, vì những quy định yêu cầu chủ xe phải mua "quyền sở hữu phương tiện". Theo đó, chưa tính tiền mua xe, chỉ tính riêng Chi phí cho giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện đã lên tới 100.000 USD, tương đương với hơn 2,5 tỷ đồng (tính đến tháng 10/2023, theo Straits Times).

Trong khi đó, tại Hong Kong (Trung Quốc) lại là giá về dịch vụ pháp lý, còn ở Thượng Hải là ăn uống sang trọng.

Ông Christian Gattiker, người đứng đầu của bộ phận nghiên cứu ở Julius Baer, chia sẻ: "Báo cáo năm nay cho thấy rằng tiền tệ có vai trò rất quan trọng".

Châu Á là khu vực đắt đỏ thứ hai trên thế giới

Chỉ một tờ giấy chứng nhận đã mất hơn 2,5 tỷ đồng, đâu là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới?- Ảnh 3.

Singapore là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Nextshark

Theo báo cáo trên, châu Á là khu vực đắt đỏ thứ hai trên thế giới vì tăng trưởng kinh tế sau châu Âu. Ông Mark Matthews, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Julius Baer, nhận định rằng châu Á đang có những bước tiến đáng kể trong hành trình phát triển của mình và cho thấy tiềm năng đổi mới cũng như hợp tác.

Cụ thể, những tiến bộ về công nghệ của các nước như Trung Quốc và Ấn Độ cùng với nền kinh tế mạnh mẽ của Đông Nam Á đã góp phần vòa khả năng phục hồi, tăng trưởng của khu vực. Đáng chú ý, Singapore đang dẫn đầu về quá trình chuyển đổi số.

Báo cáo chỉ ra rằng, khi được hỏi, có tới hơn 63% số người được hỏi tại khu vưc châu Á đều coi sức khỏe và hạnh phúc là mối quan tâm chính của họ, đồng thời có kế hoạch đầu tư nhiều hơn.

Bài tham khảo nguồn: SCMP, Fortune, Straits Times

Theo Minh Hằng

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên