Chi tiêu khi thất nghiệp: Người hoang phí, người dè sẻn
Họ đã rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân sau trải nghiệm thất nghiệp.
- 24-11-2023Khuyên chân thành: 20 tuổi chăm chỉ đi họp lớp, 40 tuổi không lo thất nghiệp, rút ngắn quãng đường làm giàu!
- 17-11-2023Những khủng hoảng khi thất nghiệp gần tuổi 30: Không thể vay tiền ai, phải sống nhờ bố mẹ
- 16-11-2023Gã thất nghiệp đóng giả nữ sinh để lừa tình ông lão lấy hơn 330 triệu đồng
Khi người trẻ chủ động thất nghiệp
Cách đây 1 năm, Hoài Nam (26 tuổi, Nam Định) đã dành hẳn 1 tháng để "thất nghiệp tự nguyện". Lý do là bởi 3 năm trước, anh chàng từng làm việc không ngừng nghỉ và chiến đấu nhiệt huyết để kiếm tiền.
Bấy giờ, Hoài Nam làm nhiều công việc để có đủ tiền thuê nhà, đổ xăng cũng như trang trải chi phí sinh hoạt của cuộc sống, bao gồm bảo vệ, nhân viên chăm sóc khách hàng, phục vụ, telesales, nhân viên kinh doanh... Đến thời điểm tiếp theo, trải qua 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và những năm "kinh tế buồn" đã khiến Hoài Nam buồn chán cực độ, quyết định nghỉ việc để xả hơi.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần ở nhà đã hình thành tâm lý chán nản, khiến chàng trai tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. "Mình vẫn còn nhớ cái cảm giác, khi chỉ mới thất nghiệp khoảng 2 tuần đã khiến mình phát điên. Đến mức, chỉ cần vài ngày nữa không tìm được việc mới là mình tưởng chừng như cần vào viện gấp. Sau này, mình mới phát hiện, hóa ra, mình không phát điên vì thất nghiệp, mình phát điên vì không có tiền!", Hoài Nam tâm sự.
Ảnh minh hoạ
Một trường hợp khác, Thu Trà (24 tuổi, Hưng Yên) cũng xin nghỉ công việc văn phòng đã gắn bó với cô gần một năm vào cuối năm ngoái. Dù vị trí này đem lại cho Thu Trà mức lương ổn định là 14 triệu đồng/tháng song cũng kéo theo nhiều áp lực. Có những thời điểm đi làm, Thu Trà phải tăng ca đến 8-9h tối là điều bình thường.
Không dừng lại ở đó, cô còn bị đồng nghiệp dụ tham gia đầu tư và mất sách tiền tiết kiệm, đồng thời gánh thêm món nợ 15 triệu đồng. Chán nản, Thu Trà quyết định chấm dứt chuỗi ngày làm văn phòng nhàm chán, bỏ về quê sinh sống một thời gian. Đến tháng 3 năm nay, cô mới quay lại Hà Nội tìm việc, cùng hành trang gần như là hai bàn tay trắng.
Làm gì khi bạn đang trong trạng thái thất nghiệp?
Với Hoài Nam, để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng quá rảnh rỗi và khiến túi tiền ngày càng cạn dần, chàng trai đã điều chỉnh lại mức thu chi cá nhân. Cụ thể hơn:
- Cân bằng lại tình trạng tài chính
Hoài Nam chia sẻ: "Hãy tính toán lại số tiền tiết kiệm của mình, thời gian bạn định nghỉ việc là bao lâu, sau đó đưa ra 1 con số cụ thể dành riêng cho việc thuê nhà, ăn uống, điện nước, đi lại,... những khoản chi phí mà nếu như không có, bạn sẽ không thể tồn tại.
Một trong những kinh nghiệm từ mình cho việc này, là hãy ngừng ngay việc đặt đồ ăn mỗi bữa, cực kỳ tốn kém. Thay vào đó, hãy học nấu ăn ngay lập tức nếu không muốn nghiện đặt đồ chế biến sẵn và nhập viện sớm vì thức ăn nhanh".
Bên cạnh đó, chàng trai cũng nhấn mạnh hãy dừng việc mua sắm online vô tội vạ nếu bạn không muốn vướng vào "bẫy chi tiêu". "Mình biết, khoảng thời gian break (nghỉ ngơi) này, bạn sẽ muốn tự thưởng bản thân sau những ngày làm việc chăm chỉ, bằng cách móc túi tiền ra cho những quảng cáo tràn lan trên các sàn thương mại điện tử.
Nhưng hãy tin mình, rồi bạn sẽ chỉ cảm thấy 'trống vắng' hơn sau những lần shopping như thế, tiền cứ không cánh mà bay, đổi lại là những món đồ vô bổ có khi chẳng bao giờ cần dùng".
Sau cùng, anh chàng cho rằng chỉ nên nghỉ việc khi có khoản tiết kiệm đủ để cá nhân sống thoải mái sau 4 tháng không đi làm - 1 khoảng thời gian đủ để bản thân có thể tìm được một công việc vừa ý.
- Làm những việc mà bạn hay than rằng: "Không có thời gian"
Hoài Nam dùng quãng thời gian thất nghiệp để làm những việc mà bản thân từng bị gò bó bởi công việc trước đây không cho phép, chẳng hạn như gặp gỡ mọi người, đọc sách, ngủ nghỉ nhiều hơn... quan trọng hơn là đặt kế hoạch rõ ràng cho hành trình sắp tới. Đồng thời, chàng trai cũng cố gắng tìm kiếm việc làm mới trước khi tiêu hết sạch tiền tiết kiệm.
"Đừng mang suy nghĩ thất nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn không làm gì cả. Không đi làm ở 1 công ty nào đó nhưng không có nghĩa là bạn ngưng làm việc", chàng trai chia sẻ.
Ảnh minh hoạ
Còn về phía Thu Trà, sau thời gian dài ở nhà vì thất nghiệp, cô nàng đã lên Hà Nội tìm công việc mới vào đầu tháng 3 năm nay. Ban đầu, bên cạnh rải CV, Thu Trà còn nhận làm cộng tác viên viết nội dung tại nhà với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng, tuy nhiên cũng có tháng bị chậm lương. Trong suốt 3 tháng thất nghiệp tiếp theo, cô gái cố gắng chỉ tiêu 1-2 triệu đồng tiền chi phí sinh hoạt.
Sau quãng thời gian dài thất nghiệp, khi đã tìm được công việc mới và nhìn lại hành trình đi qua, Thu Trà đã rút ra hai bài học cá nhân:
- Cần có một khoản tiết kiệm, nếu không, thất nghiệp là chuyện đầy khó khăn.
Theo Thu Trà, đây là một khoản tiền cực kỳ quan trọng, nếu bạn không muốn xin tiền từ gia đình.
- Hạn chế nhận công việc không có hợp đồng rõ ràng.
Ban đầu, cô nàng nhận làm vị trí cộng tác viên viết nội dung vì thấy công việc này thuộc tập đoàn lớn. Tuy nhiên, do chỉ thỏa thuận miệng nên khi bị chậm lương, cô chỉ nhận được lời giải thích qua loa từ người phụ trách và không có một phương án giải quyết khả thi. Đến hiện tại, Thu Trà đã nhận đủ tiền lương từ công việc, song việc bị chậm lương trong thời gian dài từng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cô.
Phụ nữ Việt Nam