Chỉ với một chút óc quan sát, dân sales có thể học được vô số điều từ những bậc thầy bán hàng trên đường phố
Trên đường phố hay trong các cửa hàng, có rất nhiều hình ảnh thể hiện tố chất của những bậc thầy về sales mà sách vở hay trường lớp cũng không thể dạy bạn.
- 13-07-2016Chỉ cần làm theo người tài xế trong câu chuyện này, dân Sales sẽ bán hàng bách phát bách trúng
- 28-06-2016Dân sales ai cũng nên biết phương pháp này để hóa giải lời than phiền "sao bán đắt thế" từ khách hàng
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Trí tuệ sales của dân gian" của Chuyên gia tư vấn và đào tạo Kỹ năng Bán hàng/ Quản lý Bán hàng Đỗ Xuân Tùng. Mời độc giả đón đọc.
Dưới đây là series ảnh tôi chụp được ngoài đường, trong lúc đi làm hoặc đi chơi mà tình cờ gặp được những hình ảnh thể hiện trí tuệ của những người bán hàng bậc thầy trong dân gian.
Những tấm gương đó luôn hiện hữu khắp nơi và không chỉ riêng ở Việt Nam. Xét cho cùng, hầu hết mọi lý thuyết trong kinh doanh cũng bắt đầu xuất phát từ thực tế và được nâng lên thành nguyên tắc sách vở.
Tương ớt Hoạn Thư
Tương ớt khỏi phải tả là cay như thế nào, vì tả tới mức nào thì người ta vẫn cứ nhẩm trong đầu là không rõ có bằng loại A hay B không. Đằng này chỉ cần một cái tên mà cay tới mức thành điển tích trong Truyện Kiều là đủ hiểu.
Hơn nữa, xu hướng thích tương ớt đi cùng với chai ketchup (tương cà chua) của người hiện đại hay làm người ta nghĩ tới việc xu hướng cay của chai tương sẽ giống na ná như vậy, không rõ ràng và gắt như khẩu vị người Bắc. Còn chai này thì chắc chắn là phù hợp khẩu vị rồi.
Manequin có cảm xúc
Manequin trong cửa hàng giờ đa dạng, không chỉ là dạng thẳng đuỗn như ngày xưa. Đặc điểm của hình ảnh này, là do không có mũi có mắt nên làm người ta sẽ hình dung trạng thái cảm xúc của nó theo nhiều kiểu phù hợp với tâm trạng của họ. Đặc biệt trong cửa hàng của chuỗi Zara này thì nó vừa mang tính chuyển động của động tác tay chân vừa có đôi lông mi tụt xuống thấp làm người ta nhìn qua và phải nhìn lại, rồi lại hình dung đó là hành động gì.
Cứ thêm 1 giây mắt của khách hàng dừng ở đó là chúng ta có thêm cơ hội lôi họ lại gần, thêm cơ hội có thể phát sinh tình cảm tích cực và thêm cơ hội mời gọi họ chủ động bước vào cửa hàng để từ đó có thêm cơ hội bán hàng. Tại sao trong quản lý bán hàng chúng tôi hay gọi là biến cách bán bị động thành chủ động là nghĩa như thế.
Cửa hàng bán thuốc dân tộc của người Thao ở Đài Loan
Giống như ở mọi nơi, khách du lịch được đưa vào đây để dùng thử chút ít hàng để xem chất lượng cả về mùi, màu, hương vị, nghe hướng dẫn viên dùng ngôn ngữ của chihnsh khách hàng để giải thích (người Việt nói với người Việt) và sau cùng mời mua.
Nhưng khác với ở Thái Lan, Hàn Quốc hay những chỗ bán hàng khác, ở đây họ kê thành những dãy bàn gần nhau, và sau khi một cô hướng dẫn nói với cả nhóm trên 20 người thì họ sẽ có riêng từng cô áp sát từng bàn 3 người ngồi để mời mua hàng. Kiểu này hiệu quả hơn hẳn, vì nó tận dụng áp lực về mặt tâm lý. Người bán nhìn vào tận mặt từng người, tươi cười mời mua sẽ khiến người mua cảm thấy rất ngại khi từ chối vì dân ta vốn trọng tình cảm.
Trí thức trẻ