Chiếc xe có hình thù “chẳng giống ai” vô tình trở thành cứu tinh của hãng xe Nhật: Vừa mới ra mắt đã khiến Porsche phải chao đảo
Bản thân nhà sáng lập Toyota cũng không nghĩ rằng quyết định của ông lúc đó lại giúp doanh nghiệp của mình trở thành tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản sau này.
- 14-03-2023Cha kiếm 54 tỷ/ năm nhưng con bỏ học, 21 tuổi đã kết hôn 2 lần: Sai lầm hóa ra từ cách nuôi dạy tưởng thương mà hoá hại con của vô số phụ huynh
- 14-03-2023Thương hiệu đồng hồ 'thắng lớn' tại Oscar 2023: Quan Kế Huy và hàng loạt nam diễn viên đình đám đều diện, giá 80 tỷ đồng/ chiếc vẫn có người ‘chốt đơn’
- 13-03-2023Nghiên cứu 4.000 triệu phú của Harvard kết luận: Các 'rich kid' sinh ra ngậm thìa vàng thìa bạc hóa ra vẫn không hạnh phúc bằng kiểu người này
Người ta thường nói nền công nghiệp của Nhật Bản có 2 thứ để tự hào, thứ nhất là ngành công nghiệp điện tử, thứ hai là ngành công nghiệp ô tô. Nếu như Panasonic là nhà sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản thì Toyota chính là ''ông trùm'' đế chế ô tô nổi tiếng xứ hoa anh đào.
Sự ra đời của một “đế chế” ô tô
Được thành lập 1937, Toyota đã mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ô tô, góp phần làm rạng danh đất nước Nhật Bản trên trường quốc tế. Thế nhưng ít ai biết rằng, khởi nguồn của đế chế xe hơi hùng mạnh này lại xuất phát từ công ty dệt nhỏ của một gia đình thợ mộc tài hoa.
Năm 1929, Sakichi cử con trai là Kiichiro Toyoda sang Anh và bán bằng sáng chế chiếc máy dệt của mình cho công ty Platt Brothers để lấy 100.000 bảng Anh. Với số tiền này ông bàn giao cho con trai để đầu tư vào việc chế tạo và sản xuất ô tô. Đến năm 1930, gia đình Toyoda lần lượt hoàn thiện dây chuyền sản xuất thân xe, gầm xe và động cơ.
Năm 1934 chiếc xe mẫu đầu tiên ra đời và được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935. Đến năm 1936, con trai của ông chính thức tiếp quản công ty và chính thức thay chữa “d” bằng chữ “t” trong tên gọi Toyota với kỳ vọng mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng.
Tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại và trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô xứ hoa anh đào khi những mẫu xe hơi thông dụng bắt đầu được ra đời và trở nên phổ biến. Thập niên 1940 chứng kiến sự tăng trưởng và mở rộng thần kỳ của Toyota khi sản lượng xe tăng đều đặn qua các năm.
Chật vật tìm chỗ đứng
Ít ai biết rằng 2000GT đã biến Toyota từ một nhà sản xuất đang gặp khó khăn thành gã khổng lồ thành công của ngành công nghiệp ô tô. Trước năm 1967, Toyota chủ yếu được biết đến với việc sản xuất Toyopet Crown - một chiếc sedan không có dấu ấn.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, chiếc xe này sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với những mẫu xe cùng thời. Điều này là do, trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh không ngại vay mượn ý tưởng thông qua việc mua bản quyền cấp phép từ các nhà sản xuất ô tô lâu đời, thì Toyota nhất quyết làm mọi thứ từ đầu. Hướng đi này khiến họ tụt hậu so với phần còn lại của ngành công nghiệp ô tô.
Những năm 1960 là thời kỳ hoàng kim của xe roadster (xe hai chỗ mở với điểm nhấn là ngoại hình hoặc tính cách thể thao) và grand tourer (xe thể thao hạng sang). Toyota xác định cách tốt nhất để cạnh tranh với các thương hiệu xe hơi lâu đời như Jaguar là tạo ra chiếc xe thể thao hoàn toàn mới của riêng họ.
Cơ hội đến khi nhà chế tạo xe máy Yamaha đến gặp ban lãnh đạo của Toyota với một đề xuất. Đây cũng chính là cơ duyên để Toyota 2000GT ra đời.
Chiếc xe làm rung chuyển ngành sản xuất ô tô
Hãng xe đến từ Nhật Bản chọn cách tập trung vào nội thất sang trọng, hào nhoáng và tốc độ vượt qua mọi giới hạn trước đây. Triết lý này đã đặt nền tảng cho những chiếc xe thể thao mới của Toyota sau đó.
Khi chiếc xe ra đời, nó đã gây "sốc" cho cả Thế giới và hoàn toàn thay đổi hình ảnh của Toyota, vốn trước đó chỉ được biết tới như là một nhà sản xuất ra những chiếc xe với thiết kế nhàm chán.
Chiếc xe được trang bị động cơ 2.0l 6 xi-lanh thẳng hàng được chế tạo với sự hợp tác của Yamaha, đem tới công suất 150 mã lực - một con số khá lớn vào thời đó.
Chỉ trong một lần chạy thử sức bền vào năm 1966, một chiếc 2000GT đã phá vỡ 16 kỷ lục về tốc độ và độ bền trên thế giới, một số trong số đó do Porsche 911 nắm giữ. Điều này đã thu hút sự chú ý của cả Porsche và toàn bộ ngành ô tô thế giới. Các thương hiệu lớn ngay lập tức bắt tay vào một dự án để cạnh tranh với đối thủ mới bất ngờ xuất hiện này.
Cuối cùng, Toyota đã thành công ngoạn mục trong việc tạo ra một chiếc xe thu hút sự chú ý của mọi người. Có thể nói, chiếc xe này đã một tay tạo nên danh tiếng mới cho Toyota.
Ở thời điểm hiện tại, Toyota 2000GT còn trở thành mẫu xe châu Á đắt nhất từ trước đến nay. Đây là danh hiệu có được sau phiên đấu giá do hãng RM Auctions tổ chức. Theo đó, một chiếc Toyota 2000GT đã tìm thấy chủ nhân mới với giá lên đến 1,15 triệu USD.
Cuối những năm 1950, Toyota chỉ là 1 công ty rất bé trên thế giới nhưng đến năm 1963, nó là hãng xe đứng thứ 93 trên thế giới và năm 1966 vượt lên vị trí thứ 47.
Năm 2005, với doanh thu gần 180 tỷ USD, Toyota là tập đoàn duy nhất của Nhật Bản và cũng là duy nhất của châu Á nằm trong Top 10 của những hãng có quy mô lớn nhất với con số lợi nhuận khổng lồ lên tới 11 tỷ USD.
Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, Toyota đã nắm bắt những cơ hội phát triển để biến đổi không ngừng, từ đó đạt được những thành tựu nổi trội trên trường quốc tế.
Theo HotCar, Business Insider
Nhịp sống thị trường