Chiếm đoạt hơn 6,6 tỷ đồng từ việc lừa “chạy” biên chế
Ngày 1/9, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Kim Phương (53 tuổi, trú tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi lừa đảo.
- 30-08-2018Nguyên thượng tá công an lừa đảo 24,3 tỷ để chạy vào ngành
- 29-08-2018Lật tẩy những thủ đoạn lừa đảo mua bán thận
- 28-08-2018Giám đốc lừa đảo, đóng cửa công ty bỏ trốn
- 27-08-2018Khởi tố và bắt giam đối tượng lừa đảo của Vũ "nhôm" hàng trăm ngàn USD
"Nổ" “chạy” biên chế ngành Công an, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng Mất bạc tỷ vì “chạy biên chế” Tìm bị hại trong vụ người phụ nữ nhận “chạy” biên chế công an Khởi tố bảo vệ lừa đảo “chạy” biên chế công an
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, ngày 19-8-2016, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàng Mai nhận được đơn của chị Nguyễn Thị Phương Thảo (36 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tố cáo Phương có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị thông qua hình thức nhận xin cho chị vào làm kế toán tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội nhưng Phương không thực hiện như đã hứa mà chiếm đoạt tài sản.
Ngoài chị Thảo, cơ quan Công an còn nhận của hơn 10 bị hại khác tố cáo Phương có hành vi lừa xin việc làm cho con, cháu họ để chiếm đoạt tài sản. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, Phương không có chức năng và khả năng xin việc làm, xin học nghề nhưng để có tiền chi tiêu cá nhân, Phương đã dùng thủ đoạn gian dối giới thiệu với những người quen biết bản thân có mối quan hệ rộng, có thể xin được vào biên chế trong các ngành Y tế, Giáo dục, Thuế, lực lượng vũ trang…
Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2014 đến năm 2017, Phương đã nhận tiền của 14 người để xin việc cho 15 trường hợp với tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, Phương viết biên nhận dưới dạng giấy vay tiền, cam kết thời hạn trả là thời gian mà người xin việc được tuyển dụng. Nhưng sau khi nhận tiền, Phương không thực hiện như cam kết mà chiếm đoạt số tiền đã nhận.
Tại phiên xử, bị cáo Phương thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Hội đồng xét xử xác định, hành vi phạm tội của bị cáo Phương là rất nghiêm trọng vì đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt của nhiều bị hại số tiền rất lớn.
Sau khi vụ án xảy ra, Phương không khắc phục được hậu quả nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Với phán quyết trên, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phương 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử còn buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại theo quy định của pháp luật.
Công an nhân dân