Chiến dịch marketing để đời của 1 hãng cà phê: Khiến 70% công ty Mỹ thi nhau mua cà phê cho nhân viên, doanh số tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn
Nghỉ giải lao giữa giờ chắc chắn đã tồn tại từ trước nhưng phải đến khi Pan American Coffee Bureau khởi xướng, "coffee break" mới ra đời và được đón nhận rộng rãi.
- 21-08-2021[Case study] Quảng cáo 13 năm chẳng ai mua, sắp phá sản thì gặp được ‘bậc thầy’ marketing chỉ lối, Palmolive một bước trở thành thương hiệu xà phòng phổ biến bậc nhất thế giới
- 04-08-20216 mánh khóe marketing thông minh từ những cái tên: McDonald thích ăn Taco Bell hay Mac Book thích dùng Surface
- 19-07-2021Chuỗi fast-food từng thất bại tại Việt Nam vừa tung chiến dịch marketing tặng 1 triệu bánh mì nhưng… chẳng mấy ai đến nhận, cửa hàng nào cũng ‘ế’ rất nhiều bánh
"Coffee break" là loại hình tiệc nhẹ phục vụ cà phê được sử dụng nhiều tại các sự kiện như lễ ra mắt sản phẩm, hội nghị hay ngày hội khách hàng. Gần gũi hơn, ở nơi làm việc, bạn có thể tự pha cho mình một tách cà phê và thưởng thức như cách để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Việc này rất phổ biến và đã trở thành một nét văn hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lịch sử của nó.
Dưới đây là câu chuyện về "coffee break":
Cà phê hòa tan và Thế chiến I
Thế chiến I là một sự kiện lịch sử quan trọng. Cà phê hòa tan được Satori Kato tạo ra trước khi cuộc chiến nổ ra, giúp những người lính có thể pha cà phê và uống khi tham gia các trận chiến ở nước ngoài dễ dàng hơn.
Thậm chí, người dân còn được khuyến khích tiêu thụ ít cà phê hơn để nhường cho người lính ngoài tiền tuyến. Một số bộ phim vào những năm 1940 của Mỹ còn có hình ảnh tấm áp phích kêu gọi mọi người uống ít cà phê hơn. Rất may là năm 1943, Tổng thống Mỹ thời bấy giờ - ông Roosevelt đã chính thức chấm dứt điều này.
Sự ra đời của máy pha cà phê tự động
Sau chiến tranh, máy pha cà phê tự động ra đời, giúp quá trình pha chế trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Một số bài báo bắt đầu đưa tin rằng các ông chủ nhận thấy sự gia tăng năng suất lao động sau khi nhân viên của mình uống cà phê. Vì thế, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, lắp đặt máy pha cà phê ở nơi làm việc. Với sự phổ biến của máy pha cà phê, việc pha một tách cà phê nhanh chóng để thưởng thức đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chiến dịch marketing thành công
Thuật ngữ "coffee break" chính thức ra đời năm 1952. Khi đó, Pan American Coffee Bureau, một công ty cà phê lâu đời, đã quyết định thực hiện một chiến dịch marketing để khuyến khích người lao động nghỉ vào khoảng thời gian giữa buổi chiều. Và thứ gì hợp với 15 phút giải lao ngắn ngủi đó nhất?
Câu trả lời là một tách cà phê!
Với ngân sách 2 triệu USD và thông điệp "Hãy thưởng cho bản thân 15 phút giải lao cùng một tách cà phê", chiến dịch marketing của Pan American Coffee Bureau đã thu hút đông đảo người hưởng ứng và tất nhiên, doanh thu của họ cũng vì thế mà tăng đáng kể.
Nghỉ giải lao giữa giờ chắc chắn đã tồn tại từ trước nhưng phải đến khi Pan American Coffee Bureau khởi xướng, "coffee break" mới ra đời và được đón nhận rộng rãi.
Sau chiến dịch thành công của Pan American Coffee Bureau, "coffee break" đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ước tính, có tới 70% doanh nghiệp bắt đầu tổ chức những buổi tiệc nhẹ cà phê cho nhân viên hoặc đơn giản hơn là chuẩn bị cà phê để họ tự pha chế.
Thậm chí, năm 1964, Nghiệp đoàn công nhân ô tô Mỹ đã đòi quyền lợi cho người lao động thành công, theo đó, họ sẽ được nghỉ giải lao khoảng 12 phút và thưởng thức một tách cà phê mới pha.
Trong khi công nghệ giúp tạo ra cà phê hòa tan hay máy pha cà phê để mọi người thưởng thức loại đồ uống này dễ dàng hơn, có thể nói, chiến dịch marketing của Pan American Coffee Bureau đã khiến hình thức "coffee break" trở nên phổ biến khắp thế giới.
Nguồn: BM
Doanh nghiệp và tiếp thị