Chiến lược 'buôn vũ khí' đỉnh cao của Sony: Biết không đấu lại Apple vẫn làm điện thoại, sau Tesla 18 năm vẫn tự tin sản xuất ô tô
Sony tuyên bố làm xe điện nhưng mục tiêu của họ không phải là tạo ra được sản phẩm bán chạy, dẫn đầu thị trường.
- 28-06-2022'2 biểu tượng của nước Nhật' Honda và Sony bắt tay làm xe điện: Người giỏi sản xuất, người thạo phần mềm, tham vọng 'lật đổ' Elon Musk
- 07-02-2022Tham vọng biến 'PlayStation 4 bánh' thành cỗ máy kiếm tiền của gã khổng lồ điện tử Sony
- 19-01-2022Chuyện gì đang xảy ra với Sony: Cổ phiếu giảm mạnh nhất 13 năm, vốn hoá bốc hơi 20 tỷ USD trong 1 ngày
- 14-10-2021Chơi lớn như Nhật Bản: Trùm công nghệ Sony tất tay 7 tỷ USD vào canh bạc chip điện tử, chính phủ làm 'bà đỡ' hậu thuẫn một nửa kinh phí
7 tháng trước, khi Sony và Honda tiết lộ rằng họ sẽ cùng phát triển một dòng xe ô tô điện, tại Nhật Bản xuất hiện rất nhiều lời nói phóng đại về cú bắt tay mang 2 công ty lớn bậc nhất cả nước lại gần nhau.
Một vài hy vọng ban đầu đã bị dập tắt mặc dù tháng này 2 tập đoàn đã xác nhận rằng xe điện đầu tiên của họ sẽ được bán online tại Mỹ và Nhật Bản vào năm 2026 – tức là sau 18 năm so với thời điểm Elon Musk ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của Tesla vào năm 2008.
Giữa tất cả sự thích thú về tiềm năng vô địch mảng xe điện nhằm thách thức Tesla, mọi thứ cũng hướng sự chú ý về một điều tương tự xảy ra vào những năm 2000 khi Sony bị vượt mặt bởi Apple, đầu tiên là iPod và sau đó là iPhone. Khi ấy, Sony đã thất bại trong việc tạo ra được những thiết bị phần cứng phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số.
Có một linh cảm đáng ngại rằng lịch sử có thể lặp lại với Sony và thậm chí rộng hơn là cuộc thử nghiệm với xe điện trên khắp Nhật Bản. Honda được cho là khá chậm chân trong cuộc chơi xe điện. Trong khi đó, nhiều người chỉ trích rằng những nỗ lực của Sony có thể là một sự phân tâm tốn kém vào thời điểm quan trọng khi họ đang trên đà trở thành một công ty giải trí tích hợp hoàn chỉnh.
Nhưng, nhìn ở một góc độ khác, tờ Financial Times lại cho rằng, việc tham gia vào lĩnh vực xe điện, Sony đang thực hiện theo cùng một chiến lược mà họ từng làm với những mảng kinh doanh hoành tráng từ phim, âm nhạc tới game và cảm ứng camera.
Không có thỏa thuận độc quyền nào trong một ngành công nghiệp ô tô và những chiếc xe sản xuất thông qua hợp tác sẽ không được bán dưới cả thương hiệu Sony hay Honda. Quan trọng là, thỏa thuận sẽ không ngăn cản Sony bán cảm biến camera của họ cho Tesla dù sản phẩm của 2 công ty Nhật phát triển sẽ cạnh tranh trực tiếp với xe của Musk.
Các lãnh đạo nhấn mạnh rằng tình huống sẽ giống với một thỏa thuận mà Sony gần đây làm với Netflix – một khách hàng quan trọng của họ. Theo đó, Netfix đã mua bản quyền phim của Sony dù 2 công ty là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất.
Thay vì thu hút vào cuộc chiến streaming tốn kém, đông đúc bằng việc ra mắt dịch vụ riêng, Sony từng sử dụng chiêu thức gọi là “buôn vũ khí" (arms dealer) - cách tiếp cận theo kiểu bán bản quyền phim và truyền hình cho những người trả giá cao nhất. Cho tới hiện tại, chiến lược này vẫn đang đạt hiệu quả tốt.
Một vài nhà đầu tư đã nhấn mạnh lo ngại rằng việc hợp tác với Honda sẽ khiến Sony mất cơ hội để mở rộng doanh số bán cảm biến hình ảnh sử dụng trong các smartphone của họ cho những nhà sản xuất ô tô khác.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Atul Goyal của Jefferies nghĩ rằng thỏa thuận này có thể thực sự giúp quảng bá cảm biến camera của Sony mạnh hơn. Và ông tin rằng mục tiêu thực sự của Sony là biến Tesla thành một khách hàng chứ không phải đối thủ cạnh tranh với họ.
Sony không cần kín đáo về tham vọng với ô tô – nơi mà cảm biến của họ có thể được sử dụng để chụp những vật thể trong điều kiện thiếu sáng – tính năng sẽ rất quan trọng trong kỷ nguyên xe tự lái. Họ hiện đang nắm 45% thị trường cảm biến hình ảnh smartphone toàn cầu xét về doanh thu vào năm ngoái, theo Strategy Analytics. Trong lĩnh vực xe ô tô, công ty muốn cung cấp cảm biến hình ảnh tới 15 trong số 20 nhà sản xuất ô tô top đầu thế giới tới năm tài chính 2025. Nhìn vào sự dịch chuyển của ngành công nghiệp sang xe điện, mọi người dự đoán Tesla sẽ là 1 trong số 15 nhà sản xuất đó.
Trong lĩnh vực điện thoại, Apple cũng là khách hàng lớn nhất của Sony về lĩnh vực cảm biến hình ảnh dù iPhone cũng cạnh tranh với điện thoại Xperia của Sony.
Nhiều nhà đầu tư đã nhắc lại việc họ từng thúc giục Sony từ bỏ việc bán mảng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, công ty vẫn cam kết duy trì hoạt động này, tranh luận rằng việc vẫn tham gia vào thị trường cho phép họ có thể đứng đầu trong những công nghệ tiên tiến trong ngành. Dường như, Sony cũng đang toan tính muốn đạt được thành công theo con đường đó với cảm biến camera khi tham gia vào thị trường ô tô.
Về vấn đề làm sao để giảm lỗ, Sony thu hẹp quy mô mảng kinh doanh điện thoại di động và tập trung vào những mẫu cao cấp có biên lợi nhuận tốt.
Một người trong công ty nói rằng cách tiếp cận tương tự như vậy dường như đang diễn ra với mảng ô tô. Sony và Honda sẽ làm xe điện sử dụng những nhà máy hiện tại như nhà máy của Honda ở Ohio và chip ô tô tới từ nhà máy mới của TSMC ở Nhật Bản mà Sony cũng đồng đầu tư.
“Mọi người có thể sẽ thất vọng khi nhận ra quy mô của mảng xe điện hợp tác giữa Sony và Honda dường như khá nhỏ”.
Cuối cùng, vấn đề không thực sự là liệu xe điện của Sony có trở thành sản phẩm bán chạy hay không. Thành công của thỏa thuận này với Sony sẽ là liệu họ có thuyết phục được Tesla cũng như những công ty lớn khác là khách hàng trong tương lai của mình hay không? Và liệu những công ty này có cho rằng cảm biến hình ảnh của họ đủ tốt cho xe tự lái và xe điện của họ hay không?
Nguồn: Financial Times
Nhịp sống thị trường