Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước: Tăng cường ứng dụng CNTT hiện đại, hình thành kho bạc số.
Một trong các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước là phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước hình thành kho bạc số.
- 08-11-2022Sếp công ty công nghệ bật mí về hệ thống chấm "điểm cầu tiến" đổi ra ngày phép, phần thưởng... cho nhân viên
- 08-11-2022Mức lương trung bình của nhân sự IT hơn 50 triệu đồng/tháng, cao hơn lĩnh vực bảo hiểm và bất động sản
- 08-11-2022Thí điểm trang công cụ báo cáo về nạn buôn bán thịt chó, mèo tại Quảng Nam và Đà Nẵng
Theo Chương trình Hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa ban hành, là đến năm 2030 sẽ hướng tới việc xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho ngân sách nhà nước; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nước; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Chương trình hành động đề ra 6 nhóm nhiệm vụ thực hiện đề án chiến lược phát triển KBNN tới năm 2030 cụ thể là: Cải cách, hiện đại hóa các chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước; huy động vốn và tổng kế toán nhà nước; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước hình thành kho bạc số; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; chuyển đổi phương thức quản lý và cung cấp dịch vụ kho bạc; hiện đại hóa công tác thanh tra - kiểm tra và triển khai kiểm toán nội bộ và các nhiệm vụ khác.
Mặt khác, Chương trình hành động cũng đề ra các yêu cầu để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN tới năm 2030 như: Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển KBNN, bảo đảm khả thi, có kết quả rõ ràng và thống nhất với các chương trình hành động của ngành Tài chính trong thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và các chiến lược ngành có liên quan. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện; quy định rõ chế độ báo cáo, tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển KBNN.
Theo Chương trình hành động, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính phải bám sát mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược phát triển KBNN, chủ động xây dựng lộ trình và phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các nhiệm vụ được giao. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ được giao theo đúng Chương trình hành động đã được đề ra; định kỳ hàng năm có báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao .
KBNN sẽ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tình hình thực hiện Chương trình hành động và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 định kỳ 5 năm hoặc trường hợp phải điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển KBNN để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
VietTimes