Chiến lược tâm lí giúp các nhà quản lý hàng đầu của Google, Facebook đối phó với áp lực công việc: Tất cả phụ thuộc vào khả năng tự nhận thức của bản thân
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường công việc căng thẳng đã xây dựng nên một bộ kĩ năng tâm lý giúp họ tạo ra những giá trị tốt nhất, ngay cả trong những thời điểm cực kì khó khăn.
- 03-12-2018Nhờ vào lối sống tối giản, tôi đã tiết kiệm được gần 50 triệu trong vòng 6 tháng: Tôi thậm chí đã xóa Facebook khỏi điện thoại của mình
- 03-12-2018Được hỏi đi làm ở VTV nhưng không nhảy việc vì chẳng cần tiền, chỉ cần "oai", câu trả lời của BTV Ngọc Trinh khiến số đông bất ngờ!
- 03-12-2018Thu nhập 40 triệu đồng/tháng ở Hà Nội, bạn cần kiếm bao nhiêu tiền là đủ để bỏ việc, không phải đi làm nữa?
Trở thành một nhà quản lí đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với một áp lực không hề nhỏ. Một mặt bạn phải xoay xở với lịch trình làm việc bận rộn và liên tục thay đổi, mặt khác bạn lại phải điều phối công việc của cả những người khác để đảm bảo tiến độ của cả nhóm. Do đó có thể nói cuộc sống của người lãnh đạo luôn cực kì căng thẳng.
Là một huấn luyện viên điều hành và giáo sư hành vi con người, Melody Wilding đã dành nhiều thời gian quan sát thói quen của những người quản lí để tìm ra bí quyết đối phó với căng thẳng.
Cô từng làm việc với những người sáng lập và giám đốc điều hành trong các ngành như công nghệ, thể thao, giải trí và thực phẩm, từ Google, Facebook và HP. Qua đó cô nhận thấy rằng mặc dù có sự khác biệt về nhu cầu hàng ngày của các nhà lãnh đạo này. Dưới đây là kết quả của quá trình quan sát những điểm tương đồng về cách họ đối phó với áp lực công việc.
1. Lạc quan nhưng thực tế
Các nhà lãnh đạo giỏi có một phong cách giải thích lạc quan, có nghĩa là họ xem những thất bại là tạm thời và có thể giải quyết được. Họ có một tầm nhìn lớn và tin vào khả năng của mình để tạo ra một tương lai tích cực. Tuy nhiên họ không phải là những “kẻ khờ mộng mơ”, những người lạc quan mù quáng.
Thay vào đó, họ là những người lạc quan thực tế.
Họ nhận ra rằng một thái độ tốt quan trọng, nhưng họ cũng không quên lập kế hoạch cẩn thận cho những trở ngại tiềm tàng. Bởi vì những nhà lãnh đạo này có khả năng tự nhận thức bản thân, họ biết rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình để vận dụng vào công việc.
2. Khả năng chịu đựng sự mơ hồ
Trong kinh doanh và trong cuộc sống, “có một thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là sự thay đổi”. Điều đó có nghĩa là các CEO phải trở nên rất giỏi trong việc đối phó với những điều không đoán định được trước. Kĩ năng này, được gọi chung là Khả năng chịu đựng sự mơ hồ (Tolerance Of Ambiguity).
Do đó, bước đầu tiên để trở thành một nhà quản lí giỏi và sau này là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải từ bỏ nhu cầu kiểm soát tất cả mọi việc. Dù muốn hay không, hàng ngày vẫn có những điều xảy ra trong cuộc sống mà chúng ta không thể kiểm soát được: như máy tính hỏng, nhân viên nghỉ việc hay sự cố từ khách hàng…
Điều bạn cần làm là không cho phép những điều không may kiểu này thống trị tâm trí. Nó sẽ chỉ kéo bạn xuống. Thay vì cố gắng kiểm soát tình hình, hãy chuẩn bị tốt mọi thứ để đương đầu với nó và tìm kiếm giải pháp.
3. Khả năng điều tiết cảm xúc
Khi bạn tức giận, bạn phản ứng thế nào? Khi bạn thất vọng về một ai đó, bạn có nói cho họ biết không, hay bạn giữ lại sự oán giận trong lòng. Cách bạn quản lý và thể hiện cảm xúc của bạn đóng vai trò quan trọng trong công việc lãnh đạo và cả hạnh phúc cá nhân.
Phản ứng với các tác nhân bên ngoài một cách thích hợp bằng lí trí thay vì để cho cảm xúc của bạn vượt khỏi tầm kiểm soát chính là chìa khóa để làm việc dưới áp lực công việc cao. Những CEO giỏi kỹ năng này có thể bình tĩnh một cách nhanh chóng và trở lại trạng thái cân bằng, để có thể suy nghĩ rõ ràng và đưa ra cách giải quyết khôn ngoan.
Thay vì dồn nén cảm xúc để rồi bùng nổ, những nhà lãnh đạo thông minh sẽ chia sẻ cảm xúc của họ và giao tiếp với những người xung quanh.
BI