Chiến sự thời công nghệ: dùng Google Map để xác định đối phương
Các bên tham chiến tại xung đột Nga - Ukraine đã sử dụng Google Map như một biện pháp để biết các động thái của đối phương. Tuy nhiên, Công ty Alphabet mới đây thông báo sẽ tạm thời vô hiệu hóa một số công cụ cập nhật dữ liệu ở phạm vi toàn cầu trên ứng dụng bản đồ số tại Ukraine.
- 23-02-2022Không phải đòn đau từ Apple, Google, đây mới là nguyên nhân khiến Meta lao dốc - khi các 'thượng đế' quay lưng, 'bay màu' 500 tỷ USD là còn nhẹ
- 17-02-2022‘Thân cô thế cô’ như Meta, sau Apple đến lượt Google giáng đòn tỷ đô cho công ty của Mark Zuckerberg – có hay không một màn ‘đánh hội đồng’?
- 03-02-2022Siết quản lý, thu thuế từ Google, Facebook, Youtube
Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đang cho thấy những điều hoàn toàn chưa từng thấy trong chiến tranh hiện đại. Diễn biến xung đột không chỉ được cập nhật qua hình ảnh, video cụ thể trên các ứng dụng mạng xã hội mà còn qua cả ứng dụng như Google Map dù đây không phải mục đích mà ứng dụng hướng đến.
Trong báo cáo “Lưu lượng truy cập và sự gián đoạn đối với Google“, gã khổng lồ cho thấy tác động của cuộc chiến ở Ukraine với dịch vụ Google. Theo đó, tần suất sử dụng Google Maps tăng đến 3 lần so với thông thường.
Biểu đồ sự tăng mức độ sử dụng Google Maps trong tháng 2.
Cụ thể, một nhân viên của Google đã chỉ ra mức độ sử dụng Google Maps đã tăng gần gấp 3 trong hai ngày qua. Bắt đầu từ ngày 23/2, lưu lượng truy cập nhiều so với mức thông thường hàng ngày là 55 điểm. Nó đạt đỉnh là 186.983 vào ngày 24 tháng 2.
Trong đó, tính năng xác định vị trí tắc đường của Google Map đã giúp các bên tham chiến trong xung đột xác định đối phương. Khi các bên tham chiến tập trung phương tiện để chuẩn bị tiến quân, thông qua Google Map thông tin sẽ hiển thị giống như có một vụ tắc đường. Điều này vô tình báo trước cho phía đối phương biết được vị trí và có thể là hướng đi. Điều này giúp các bên có thể đưa ra những biện pháp đáp trả kịp thời.
Tài khoản Twitter chính thức của Google Maps gần đây đã thông báo xảy ra "tắc đường" vào lúc 3:15 sáng trên đường từ Belgorod, Nga đến biên giới Ukraine. Điểm xuất phát của nó chính là nơi xuất hiện đơn vị xe thiết giáp của Nga. Vào thời điểm đó, Google Maps bắt đầu báo cáo tình trạng tắc đường ở biên giới phía Nga.
Jeffrey Lewis, giáo sư chuyên về kiểm soát vũ khí và vũ khí hủy diệt tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, California, cùng nhóm nghiên cứu sinh của mình đã phát hiện ra điều này bằng cách kết hợp thông tin giao thông của Google Maps với hình ảnh radar. Lewis và nhóm của ông đã nhận ra một cuộc công kích đang diễn ra vài giờ trước khi tin tức được công khai và từ cách xa hàng nghìn dặm ở California.
“Ngày xưa, chúng ta sẽ dựa vào một người đưa tin để xác định những gì đang diễn ra trên mặt đất. Nhưng hiện nay, bạn có thể mở Google Maps và nhìn thấy nhiều người đang chạy trốn khỏi Kyiv", giáo sư Lewis chia sẻ.
Tương tự nhờ công nghệ Google Maps, nhiều người dân sử dụng ứng dụng này để tìm được các khu vực an toàn hoặc hầm trú ẩn. Hôm thứ Năm (24/2), Đại sứ quán Ấn Độ tại Ukraine đã đăng trên Twitter một lời khuyên cho người dân và sinh viên nước này: Họ đề xuất rằng nếu nghe thấy tiếng còi báo động, họ nên tìm kiếm các hầm trú bom gần đó trên Google Maps.
Google Maps và các ứng dụng bản đồ khác thường được dùng để theo dõi vị trí của điện thoại di động trong thời gian thực, giúp chỉ ra các đoạn tắc đường hoặc một vụ tai nạn ô tô. Nhưng trong những năm qua, các công ty đã tích hợp sẵn các khả năng khác, bao gồm cảnh báo khẩn cấp và các khả năng thiên tai để giúp người dùng tránh nguy hiểm.
Ngay sau khi vấn đề được báo cáo, Google ngay lập tức vô hiệu hóa tính năng này tại khu vực Nga - Ukraine. Gã khổng lồ công nghệ này cho biết họ đã hành động vì sự an toàn của cộng đồng địa phương, sau khi tham khảo ý kiến của các nguồn, bao gồm cả chính quyền khu vực.
Những "gã khổng lồ" công nghệ của Mỹ đang phải chịu áp lực rất lớn từ cả Nga và phương Tây trong việc đưa ra hành động liên quan đến tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Một hành động không chuẩn xác có thể khiến cho tình hình phức tạp thêm.
Tham khảo: The Washington Post