Chiều nay Quốc hội sẽ thảo luận về dự án cao tốc 118 nghìn tỷ
Trước đó sáng ngày 3/11, Chính phủ đã trình lên Quốc hội Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Cơ chế đặc thù cho Tp.Hồ Chí Minh chưa được trình do cần thêm thời gian để hoàn thiện.
- 06-11-2017Cao tốc Bắc-Nam: Nhiều con số chưa thuyết phục
- 03-11-2017Vẫn trình cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh trong kỳ họp Quốc hội lần này
- 03-11-2017Dự án cao tốc Bắc - Nam vốn đầu tư 118 nghìn tỷ: Còn nhiều băn khoăn cần làm rõ
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, sáng nay ngày 8/11, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sẽ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Buổi chiều, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Một nội dung khác cũng được dự kiến thảo luận, đã đưa vào chương trình nghị sự, đó là Dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều nay 8/11. Tuy nhiên do chưa trình lên Quốc hội vì cần nghiên cứu thêm nên hôm nay thay đổi thảo luận bằng dự án luật Sửa đổi, bổ sung luật Thể dục Thể thao.
Trước đó sáng ngày 3/11, Chính phủ đã trình lên Quốc hội Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đi qua 32 tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế - xã hội của cả nước và đặc biệt là kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tổng mức đầu tư cho dự án này là hơn 118.000 tỷ, trong đó có 55.000 tỷ dự kiến lấy từ ngân sách. Dự án dự kiến khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành năm 2021.
Dù rằng đánh giá dự án có vai trò rất quan trọng, nhưng Ủy ban kinh tế của Quốc hội đánh giá rằng còn nhiều vấn đề băn khoăn cần làm rõ như là về quy mô, phương thức, hình thức đầu tư, các thức phân bổ nguồn vốn, về giá bồi thường, giá dịch vụ… Hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận thêm về vấn đề này.
Còn về cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh, theo chương trình nghị sự, Chính phủ cũng sẽ trình bày tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong sáng ngày 3/11, tuy nhiên sau đó đã quyết định tạm hoãn việc trình báo cáo này do cần thêm thời gian để hoàn thiện.
Nhưng tại buổi họp báo của Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 10 ngày 3/11, Chính phủ đã dành thời gian thảo luận đề xuất của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của TPHCM sau khi Thành phố đã có làm việc với các bộ về cơ chế, chính sách thí điểm để phát triển TPHCM.
Cũng theo Bộ trưởng, với một đầu tàu như TP. Hồ Chí Minh thì cần có cơ chế thí điểm về 4 vấn đề: Cơ chế quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đất đai; cơ chế quản lý về đầu tư; cơ chế quản lý về tài chính-ngân sách Nhà nước; cơ chế ủy quyền, về thu nhập cán bộ công nhân viên chức thuộc quyền quản lý của Thành phố. Khi có cơ chế phù hợp sẽ tạo điều kiện cho Thành phố phát triển nhanh, linh hoạt khi được phân cấp, phân quyền, và Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện để trình tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV.
“Chính phủ sẽ tham mưu cho Bộ Chính trị, trình Dự thảo lên Quốc hội, dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14” – Bộ trưởng nói.
Trí Thức Trẻ
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp