MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính phủ Anh muốn doanh nghiệp tự quen với "bình thường mới", dừng hỗ trợ trả lương cho nhân viên

Bộ trưởng Bộ Tài chính Rishi Sunak đã phản đối ý tưởng về chính sách hỗ trợ chủ doanh nghiệp trả lương cho nhân viên theo từng ngành kinh doanh.

Đại dịch Covid-19 đã khiến ngành công nghiệp du lịch tại Anh rơi vào khủng hoảng. Tiếp nối những diễn biến bất lợi với ngành công nghiệp này, mới đây, Chính phủ Anh còn áp đặt một biện pháp cách ly lên những người đến nước này từ Pháp và các quốc gia khác trên thế giới. 

Từ trước khi động thái này xảy ra, một khung cảnh ảm đạm đã bao trùm lên ngành du lịch tại Anh. TUI - doanh nghiệp dữ hành lớn nhất châu Âu đã đưa ra một cảnh báo từ tuần trước rằng họ đã tổn thất 2 tỷ Euro (tương đương 1,8 tỷ Bảng Anh) chỉ trong 9 tháng trở lại đây (tính đến cuối tháng 6). Doanh thu sụt giảm tới 98% trong khoảng từ tháng 4 tới tháng 6 - giai đoạn mà các biện pháp cách ly đã "giáng đòn" nặng nề lên các chuyến bay quốc tế.

Các số liệu chính thức chỉ ra rằng 1/5 số khách du lịch Anh đã hủy kế hoạch đi chơi mùa hè của mình bởi phải tuân theo quy định cách ly. Một khảo sát được thực hiện bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh sau khi lệnh cách ly được áp dụng cho người nhập cảnh Anh tới từ Tây Ban Nha, nhưng trước khi lệnh này được áp dụng với Pháp, công bố rằng cứ 10 người thì 6 người Anh nói sẽ hoãn lại kế hoạch du lịch nếu như họ buộc phải tự cách ly 2 tuần sau khi trở về nước.

Việc sụt giảm số lượng khách du lịch Anh sẽ có tác động nặng nề tới các nền kinh tế lớn của châu Âu. Pháp và Tây Ban Nha là hai điểm du lịch hàng đầu với người Anh. Mỗi năm, khoảng 18 triệu khách du lịch Anh đến Tây Ban Nha trong các kỳ nghỉ và 10 triệu khách nước này chọn Pháp là điểm đến. 

Lệnh cách ly chắc chắn sẽ gây ra nhiều tổn thất cho Disneyland tại Paris, những thị trấn nhỏ tại Dordogne và khách sạn tại Costa del Sol. Ngoài ra, các công ty và việc làm tại Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Các hãng hàng không và các công ty lữ hành thường có số lượng nhân viên lên tới hàng trăm nghìn người trải khắp đất nước. Họ chính là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tạo ra bởi cách ly xã hội. Các bộ trưởng Anh cần phải khẩn trương nhận thức và cảnh giác với các rủi ro mà những doanh nghiệp này đang phải đối mặt.

Biện pháp khắc phục đầu tiên mà Chính phủ có thể cân nhắc đó là gia hạn cho chính sách hỗ trợ chủ doanh nghiệp trả lương cho nhân viên, hoặc hỗ trợ với một mức cao hơn cho ngành kinh doanh đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nền kinh tế này.

Chương trình trợ cấp lương - một chương trình đã giúp đỡ cho hơn 9 triệu việc làm kể từ khi chương trình này ra đời vào tháng 3 - hiện đang thu hẹp dần về quy mô kể từ tháng này và sẽ kết thúc hoàn toàn vào cuối tháng 10. Kế hoạch dừng hỗ trợ này có thể phù hợp với những lĩnh vực đã mở cửa hoạt động trở lại sau cách ly xã hội, tuy nhiên nó cũng có thể là bản án tử hình với với những ngành nghề còn nhiều hạn chế như du lịch hay nghệ thuật.

Liên quan tới chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trả lương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Rishi Sunak đã phản đối ý tưởng về chính sách hỗ trợ chủ doanh nghiệp trả lương cho nhân viên theo từng ngành kinh doanh, bởi việc quyết định doanh nghiệp nào thuộc ngành kinh doanh nào sẽ là việc quá khó khi các ngành kinh doanh của doanh nghiệp thường thuộc nhiều ngành một lúc. Tuy nhiên, khi so sánh với những phản ứng nhanh chóng của chính phủ trước đại dịch, những thách thức như vậy không thể được coi là không có cách nào vượt qua. 

Một lập luận khác cho rằng đại dịch càng kéo dài thì việc càng quan trọng cần phải làm là thích nghi với trạng thái "bình thường mới" của việc luôn giữ khoảng cách vật lý an toàn với mọi người. Luận điểm này đã được lan truyền từ Bộ Tài Chính tới Ngân hàng Anh, nơi mà Andrew Bailey đã công khai ủng hộ việc kết thúc chương trình hỗ trợ trả lương nhân viên cũng vì lí do này.

Nếu không có một vaccine có hiệu quả lâu dài để loại bỏ hoàn toàn khả năng nhiễm Covid-19, nền kinh tế sẽ buộc phải thích nghi với Covid-19 qua thời gian. Ngành hàng không nói riêng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải đối mặt với một sự thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh của nó, vì tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu thế giới còn đe dọa tới ngành này nghiêm trọng hơn, thậm chí có phần nhiều hiểm họa hơn cả đại dịch. 

Tuy nhiên, thực hiện sự chuyển đổi như vậy chỉ trong một đêm sẽ tạo ra những tác hại khôn lường với doanh nghiệp và người lao động, những người mà sinh kế của họ phụ thuộc vào việc di chuyển đi lại giữa các nước. Chỉ riêng ngành hàng không tại Anh đã khiến gần 20.000 mất việc kể từ khi lệnh cách ly xã hội được ban hành, từ đó cũng tạo ra một hậu quả dây chuyền lên việc làm trong ngành rộng hơn là chuỗi cung ứng. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng tăng tại các khu dân cư xung quanh khu vực sân bay, ví dụ như khu Crawley gần sân bay Gatwick.

Sau khi khiến hàng triệu chuyến du lịch buộc phải hoãn, hủy, Chính phủ Anh giờ đây buộc phải nhanh chóng hành động để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động, những người mà cuộc sống giờ đây đang gặp nhiều rủi ro mà không phải do lỗi của họ.

T. Hạnh

The Guardian

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên