Chính phủ có ý định dỡ bỏ bảo hộ, ngành ô tô Trung Quốc lo lắng
Nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng bảo hộ ngành ô tô nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời đây cũng là động thái phản ứng trước những thay đổi trong chính sách thương mại của Tổng thống Trump.
- 11-04-2017Lỗ nặng, Tesla của Elon Musk vẫn vượt General Motors trở thành công ty ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất nước Mỹ
- 01-03-2017Tổng thống Trump luyện phát biểu trên ô tô để có bài diễn thuyết mượt mà trước Quốc hội Mỹ
- 17-01-2017CEO Ford tiết lộ kế hoạch "khai sinh lần 2" cho gã khổng lồ ngành sản xuất ô tô tại Mỹ
- 18-12-2016[Infographic] Những “đại gia” kiểm soát ngành ô tô trên thế giới
SAIC Motor Corp và Dongfeng Motor Group - 2 gã khổng lồ trong ngành sản xuất ô tô ở Trung Quốc và thuộc sở hữu của nhà nước có thể bị thất thoát hàng tỷ USD lợi nhuận nếu chính phủ dỡ bỏ hàng rào bảo hộ và cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động mà không cần có một đối tác trong nước.
Hiện Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất xe ô tô nước ngoài như General Motors, Toyota Moto và Volkswagen AG phải thông qua một doanh nghiệp trong nước để bán xe tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này qua hình thức liên doanh. Qua đó chính phủ hy vọng các doanh nghiệp trong nước sẽ phát triển khả năng sản xuất của mình trong khi vẫn kiếm được lợi nhuận từ việc bán xe ô tô của nước ngoài.
Hình thức liên minh này có vẻ như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà sản xuất xe nội địa. Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, trong năm 2014, các doanh nghiệp trong nước kiếm được 9,7 tỷ USD bằng các liên doanh với các đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng bảo hộ ngành ô tô nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn cũng như là động thái phản ứng trước những thay đổi trong chính sách thương mại của Tổng thống Trump.
"Những nhà sản xuất ô tô không đủ sức cạnh tranh sẽ bị đào thải bởi sự thay đổi chính sách", Cui Dongshu - Tổng thư ký hiệp hội xe du lịch Trung Quốc cho biết.
Năm ngoái, trong tổng số 23,9 triệu xe du lịch được bán tại Trung Quốc thì có đến hơn một nửa đến từ các thương hiệu địa phương. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô nhà nước, thị phần của xe Trung Quốc đã ở mức khá cao, đạt 43% trong năm ngoái, tăng từ mức 41% một thập kỷ trước.
Nếu tính theo doanh số bán ra, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của GM, Volkswagen và Nissan Motor và nếu 3 ông lớn này có thể kiểm soát hoạt động của chính mình tại Trung Quốc, họ có thể kiếm được khoản lợi nhuận trị giá hàng tỷ USD. Theo Bloomberg Intelligence, thị trường có mức lợi nhuận cao hơn là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Giám đốc điều hành của Ford - Mark Fields nhận định thị trường ô tô Trung Quốc cần có những cải cách hữu hình và mở cửa hơn. Các đối tác của Ford tại Trung Quốc bao gồm Chongqing Changan và Jiangling Motors Corp.
Trong khi đó, giám đốc điều hành của Daimler AG - Dieter Zetsche lại nói rằng ông rất hài lòng khi hợp tác với tập đoàn BAIC Motor Corp. "Ngay cả khi chúng tôi hoàn toàn có quyền tự do chọn lựa, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác Trung Quốc nhưng có lẽ với một tỷ lệ khác", ông Zetsche trả lời phỏng vấn Bloomberg Television cho biết.
Kể từ 2 thập kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra quy định về trần đầu tư nước ngoài là 50% và cuộc tranh luận về việc thay đổi hoặc thậm chí xoá bỏ mức trần đầu tư này đã xuất hiện ở Trung Quốc ít nhất là từ năm 2013, khi một quan chức Bộ Thương mại cho biết các nhà sản xuất ô tô nên chuẩn bị cho một động thái tương tự. Vào năm ngoái, chủ tịch cơ quan hoạch định kinh tế của Trung Quốc lại nhắc lại điều này.
Và trong một động thái mới nhất, Trung Quốc cho thấy đã sẵn sàng nới lỏng chính sách trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Tập Cận Bình đến Florida hồi đầu tháng này để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Trump.
Theo số liệu của Bloomberg, 3 nhà sản xuất ô tô nhà nước lớn nhất Trung Quốc là SAIC, Dongfeng và Guangzhou Automobile Group trong năm ngoái đạt tổng thu nhập ròng 7,7 tỷ USD - gần gấp bốn lần lợi nhuận năm 2007. Tuy nhiên, lý do cho sự gia tăng này phần lớn đến từ nguồn doanh thu kỷ lục của các thương hiệu ô tô nước ngoài được mua bởi tầng lớp trung lưu. Các thương hiệu xe trong nước vẫn chủ yếu nằm trong thị phần thấp và ít được biết đến bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Chỉ có khoảng 6% trong số 5,67 triệu xe chở khách đã bán trong năm ngoái của SAIC là có thương hiệu riêng như MG và Roewe.
Jochen Siebert - giám đốc điều hành của JSC Automotive Consulting cho biết Trung Quốc đang cân bằng nền kinh tế của mình, quy định liên doanh là một trở ngại đối với xu hướng đẩy mạnh ngành công nghiệp ô tô phát triển theo định hướng thị trường. Gần đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tỏ ý kêu gọi các đối tác trong nước giúp họ duy trì công việc kinh doanh và dây truyền lắp ráp.
Nếu quy định được dỡ bỏ, nhiều liên doanh có thể sẽ phải mất nhiều năm để giải quyết vấn đề giá cả. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước có thể nhanh chóng giải tán cuộc hôn nhân của mình bởi giới chức có thể sử dụng khoản tiền thu được để đầu tư vào các dự án cải thiệu giao thông công cộng.
Ông Siebert nói: "Sự tái cân bằng sẽ đem lại một ngành công nghiệp ô tô hiệu quả và lành mạnh hơn ở Trung Quốc".