Chính phủ đầu tiên ở EU đổ vỡ vì Covid-19: Thỏa thuận mật với Nga làm Thủ tướng Slovakia mất ghế
Ông Igor Matovic (Ảnh: AP)
Thủ tướng Slovakia Igor Matovic đã mất chức sau bê bối chính trị bùng lên từ thỏa thuận bí mật nhằm mua vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V do Nga sản xuất.
- 30-03-2021Hộ chiếu kháng thể: Tập đoàn của bầu Hiển bắt tay đối tác Nga tìm cách mở cửa cho hàng triệu du khách Nga vào Việt Nam
- 20-03-2021Thành tích khủng của "Thiên nga đen" Hollywood: Thông thạo 6 thứ tiếng, là sinh viên Harvard đầu tiên được xướng tên ở giải Oscar
- 20-03-2021Đầu tư vào xe điện, tỷ phú Nga thu về lợi suất 3.000% nhờ kênh đầu tư thời thượng SPAC
Ông Igor Matovic đã chính thức từ chức để giải quyết khủng hoảng chính trị trong nước - Euro News đưa tin. Chính phủ Slovakia xác nhận đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Zuzana Caputova sau phiên họp ngày 30/3.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Eduard Heger được trao nhiệm vụ tổ chức nội các mới nhằm tránh kịch bản bầu cử sớm. Phe đối lập Slovakia đã đồng thuận với sự bổ nhiệm này.
Đây là lần đầu tiên một chính phủ ở châu Âu tan rã do quyết định liên quan đến xử lý đại dịch Covid-19.
Trước đó, ông Matovic thông báo vào hôm 28/3 về việc từ chức, giữa bối cảnh bê bối chính trị bùng lên xoay quanh thỏa thuận bí mật mua 2 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga bị tiết lộ.
Ít nhất 6 thành viên nội các Slovakia đã từ chức sau vụ việc.
Slovakia là thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng khối này vẫn chưa phê chuẩn sử dụng loại vaccine của Nga. Thỏa thuận mua Sputnik V đã được xúc tiến bất chấp bất đồng từ các liên minh của ông Matovic là đảng Đoàn kết và Tự do và đảng Vì Nhân dân.
Cựu Thủ tướng Matovic có quan điểm ủng hộ mua vaccine của Nga. Ông cho rằng điều này sẽ giúp tăng tốc chương trình tiêm chủng tại quốc gia này. Song các ý kiến chỉ trích đã nêu ra nghi ngờ về lập trường ngả về phương Tây của Slovakia.
Slovakia hiện là nước có tỉ lệ tử vong do Covid-19 cao thứ hai trong EU dù đã vượt qua được làn sóng dịch bệnh đầu tiên hồi năm ngoái mà không gặp phải những ca bệnh nghiêm trọng. Đây cũng là thành viên thứ hai của EU mua vaccine từ Nga, sau Hungary.
Doanh nghiệp và tiếp thị