Chính phủ Mỹ giải mật 750 video về sức tàn phá kinh hoàng của vũ khí nguyên tử, chia sẻ trên Youtube
Trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã thử nghiệm hơn 1.000 vũ khí hạt nhân, bao gồm cả thử nghiệm nổ trên đất liền, trên biển và cả trong khí quyển trái đất.
- 24-02-2017Toshiba sẽ tuyên bố phá sản mảng hạt nhân
- 05-01-2017Trả vali hạt nhân và những việc trước khi Obama hết nhiệm kỳ
- 04-01-2017Sắp rời Nhà Trắng, Obama vẫn bị ám ảnh bởi Donald Trump với mã hạt nhân
- 22-11-2016Nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản rung chuyển vì sóng thần
- 09-09-2016Nghi án Triều Tiên thử hạt nhân lần 5, gây động đất mạnh 5 độ Richter
Theo hồ sơ mới giải mật, 750 video về các vụ nổ bom hạt nhân sẽ được Chính phủ Mỹ đăng tải lên trang chia sẻ video Youtube. Các đoạn video ghi lại cảnh tượng vũ khí hạt nhân nổ trên mặt đất, trên biển và trên không trung. Bất chấp mối đe doạ từ nguy cơ ô nhiễm phóng xạ, Mỹ thử nghiệm khoảng 210 vũ khí hạt nhân trong tầng cao của khí quyển trái đất.
Cùng với đó, hàng nghìn video được quay lại trong suốt giai đoạn từ năm 1945 đến 1962. Tuy nhiên, chúng được dán nhãn tối mật và nằm ngoài khả năng tiếp cận của công chúng. Nằm trong quên lãng suốt nhiều thập kỷ, ngày 14/3, chính phủ Mỹ quyết định giải mật 750 bộ phim trước khi chuyển chúng sang dạng kỹ thuật số để chia sẻ trên Youtube.
Những cuốn phim nhựa bị quên lãng đã bị tàn phá nhiều trong 55 năm qua, khiến các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore phải vô cùng nỗ lực để phục hồi chúng. Các thước phi sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng bị bỏ mặc cho thời gian tàn phá. Dự án khôi phục tạo ra cái nhìn chân thực nhất về thủa sơ khai đầy tranh cãi của vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, khoảng trống dữ liệu còn khuyết về những vụ thử vũ khí hạt nhân trong bầu khí quyển, vốn bị cấm bởi Hiệp ước Kiểm soát Vũ khí Hạt nhân toàn diện (Mỹ chưa chấp thuận ký Hiệp ước), vẫn chưa được lấp đầy. Việc tìm dữ liệu từ các vụ thử nghiệm trong quá khứ có thể mang lại một chút thông tin dù phức tạp hơn rất nhiều.
Khoảng 10.000 thước phim tốc độ cao, với khả năng ghi lại hình ảnh với hàng ngàn khung hình/giây, cho phép người xem cảm nhận toàn bộ diễn biến của một vụ nổ bom hạt nhân. Tuy nhiên, cần khoảng 5 năm để phân loại 6.500 thước phim cũng như số hoá 4.200 thước phim trong số đó. Hiện tại, nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore đã hoàn thành khoảng 400 đến 500 thước phim.
Greg Spriggs, nhà vật lý hạt nhân của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore – một trong những người tham gia dự án khôi phục các thước phim, nhấn mạnh: “Thật không thể tưởng tượng năng lượng được giải phóng như thế nào. Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ không bao giờ phải dùng tới vũ khí hạt nhân. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta hiểu biết về lịch sử cũng như tận thấy sự tàn phá của loại vũ khí này, chúng ta sẽ không nghĩ đến việc dùng tới chúng”.
Một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ.