Chính phủ Mỹ lại "thoát hiểm" ở phút chót
Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật tạm thời ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa vào ngày 19-1 vào tối 18-1 (giờ Mỹ).
- 19-01-2024Tiết lộ tổ hợp hầm gió dân dụng lớn nhất thế giới của Trung Quốc sau 16 năm: Quy mô tương đương với tổng số cơ sở ở Mỹ và EU cộng lại, vượt xa phương Tây về kích thước
- 19-01-2024Hóa ra không lực Houthi sở hữu chiến đấu cơ "hàng Mỹ": Vì sao nó bị quan chức Mỹ xem thường?
- 18-01-2024Apple - 'Kẻ đáng ghét không ai có thể đụng đến': Vẫn cắt phế gần 30% của các nhà phát triển mặc phán quyết của tòa, quan chức từ châu Âu tới Mỹ đều bó tay
Theo Reuters, sự thông qua của Hạ viện Mỹ vừa giúp dự luật được gửi đến Tổng thống Mỹ Joe Biden để ký thành luật. Dự luật tạm thời này nhằm cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ đến tháng 3, qua đó ngăn chặn chính phủ đóng cửa một phần.
Hạ viện đã thông qua với tỉ lệ 314 phiếu thuận -108 phiếu chống, với 106 đảng viên Đảng Cộng hòa và 2 đảng viên Đảng Dân chủ phản đối.
Trước đó cũng trong ngày 18-1, Thượng viện Mỹ đã dễ dàng thông qua dự luật, với tỉ lệ bỏ phiếu 77 thuận -18 chống.
"Chúng tôi có tin tốt cho nước Mỹ. Sẽ không có vụ đóng cửa vào thứ sáu (ngày 19-1)" - Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer, một đảng viên Đảng Dân chủ, cho biết.
Tuy nhiên, điều này không được ủng hộ bởi một số đảng viên Đảng Cộng hòa cực hữu tại Hạ viện Mỹ.
Cả hai viện đều tăng tốc bỏ phiếu vì dự báo sẽ có bão tuyết vào ngày 19-1.
Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số và Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát còn chưa thực hiện được nghĩa vụ cơ bản là thông qua một dự luật chính thức để cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ trong năm tài chính 2024, bắt đầu từ ngày 1-10-2023.
Từ thời điểm đó đến nay, ngân sách dành cho chính phủ mới chỉ được cấp thông qua các luật tạm thời được phê duyệt nối tiếp nhau.
Ông Schumer và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hồi đầu tháng này đã đồng ý mức chi tiêu 1,59 ngàn tỉ USD cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30-9.
Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy Quốc hội Mỹ bị chia rẽ gay gắt đến mức nào là hai đảng hiện không đồng ý về con số đó, trong đó Đảng Dân chủ cho biết số tiền thực tế đã đồng thuận là 1,66 ngàn tỉ USD.
Cuộc cạnh tranh gay gắt tại Hạ viện - giữa các đảng viên Đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu sâu và các đảng viên Dân chủ - diễn ra trong bối cảnh khoản nợ quốc gia trị giá 34,4 ngàn tỉ USD đang leo thang nhanh chóng.
Dự luật tạm thời thứ 3 này, được gọi là "nghị quyết tiếp tục" hay "CR", sẽ chỉ kéo dài việc cấp ngân sách cho đến hai thời hạn là ngày 1-3 và ngày 8-3.
Với dự luật tài trợ tạm thời vừa được Quốc hội thông qua, trọng tâm sẽ chuyển sang 12 dự luật cung cấp ngân sách cả năm.
Tại Hạ viện, ông Johnson có thể phải đối mặt với sự phản đối từ các thành viên theo đường lối cứng rắn trong đảng của ông, những người phản đối các dự luật tạm thời không bao gồm việc cắt giảm chi tiêu sâu.
Sự bất mãn đó đã dẫn đến việc lật đổ người tiền nhiệm của ông Johnson là ông Kevin McCarthy vào mùa thu năm ngoái.
Người Lao động