Chính phủ nới lỏng điều kiện kinh doanh hàng không
Theo Nghị định mới, để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không, các hãng quy mô khai thác 10 tàu bay cần mức vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng. Tại Nghị định cũ, cần 700 tỷ đồng với doanh nghiệp hàng không có khai thác tuyến quốc tế và 300 tỷ đồng cho khai thác nội địa.
- 18-11-2019ĐBQH chất vấn "Bộ GTVT ưu ái taxi công nghệ", Thủ tướng trả lời thế nào?
- 18-11-2019ACV “bắt tay” Incheon, học cách vận hành sân bay tốt nhất thế giới
- 18-11-2019Thị trường bia nhìn từ "cuộc chiến" của các PG
- 17-11-2019Forbes: Vì sao smartphone Việt Nam chưa bán được và tham vọng của VSmart thay đổi cuộc chơi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 92 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo Nghị định mới, vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không đã giảm đáng kể so với quy định trước đây.
Cụ thể, với hãng khai thác 10 tàu bay cần mức vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng. Tại Nghị định cũ, các hãng có khai thác quốc tế cần vốn tối thiểu là 700 tỷ đồng và 300 tỷ đồng với hãng chỉ khai thác nội địa.
Với hãng có số lượng tàu bay từ 11 – 30, vốn tối thiểu là 600 tỷ đồng. Trước đây là 1.000 tỷ đồng với hãng có quốc tế và 600 tỷ đồng với hãng chỉ khai thác nội địa.
Với hãng có trên 30 tàu bay, vốn tối thiểu là 700 tỷ đồng. Trước đây là 1.300 tỷ đồng với hãng có khai thác quốc tế và 700 tỷ đồng với hãng chỉ khai thác nội địa.
Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung vẫn giữ như cũ là 100 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý khác là nhà đầu tư nước ngoài được tăng vốn điều lệ, từ không quá 30% (theo nghị định cũ) lên không quá 34% tại hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài.
Hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
Nghị định sửa đổi cũng giảm quy định điều kiện về phương án bảo đảm máy bay khai thác, từ 4 điều kiện xuống còn 2.
Nghị định cũng không quy định về tuổi của máy bay đã qua sử dụng. Ở nghị định trước đó, máy bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện vận chuyển hành khách không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày kết thúc hợp đồng. Riêng với trực thăng không quá 25 năm, tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
Nghị định sửa đổi chỉ quy định phương án bảo đảm có máy bay khai thác gồm số lượng, chủng loại, tuổi của máy bay, hình thức chiếm hữu, phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng máy bay...