Chính phủ sẽ làm gì để đạt được mức GDP quý tăng cao nhất thập kỷ?
Chính phủ kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%, trong đó, khu vực nông nghiệp tăng trưởng 3,05%, công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,91%, dịch vụ là 7,19%.
- 11-05-2017Vượt qua những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Đông Nam Á dẫn đầu đà tăng trưởng của khu vực
- 11-05-2017Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước
- 11-05-2017Việt Nam trong nhóm nước được dự báo dẫn đầu tăng trưởng kinh tế châu Á
- 10-05-2017Trung ương bổ sung nhiều nội dung mới về kinh tế thị trường
Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, ông Mai Tiến Dũng, người phát ngôn Chính phủ đã đưa ra kịch bản tăng trưởng cho các quý còn lại.
“Kịch bản tăng trưởng: quý II - 6,26%, quý III - 7,29%, quý IV - 7,49%. Ba quý còn lại phải đạt tăng trưởng bình quân 7,1%”, ông Mai Tiến Dũng nói.
Mức tăng trên, đối chiếu với tình hình hiện tại, được Chính phủ đánh giá là tạo áp lực nặng nề lên các tháng còn lại, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu đồng bộ của Bộ, ngành các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Bởi lẽ, mức tăng 7,49% là một mức tăng rất khó, lần cuối tốc độ tăng trưởng chạm được ngưỡng này là quý I/2008.
Dù vậy, với quyết Quyết tâm thực hiện phương án trên, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực mình.
Theo đó, định kỳ hằng quý đánh giá tình hình, báo cáo kết quả thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25 của tháng cuối quý để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Đồng thời, các bộ, cơ quan, địa phương đề cao trách nhiệm, bám sát tình hình, chủ động, sáng tạo, quyết liệt hành động; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là các Nghị quyết số 01, số 19 và số 35, tạo chuyển biến rõ nét trong các tháng còn lại của năm 2017.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là Tổ trưởng Tổ điều hành kinh tế vĩ mô tăng cường phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động, linh hoạt, hài hòa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để có giải pháp chính sách điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thực hiện các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ; trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống; đẩy mạnh cho vay theo chương trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Chú trọng đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; rà soát, có biện pháp giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và cho vay mới đối với các hộ chăn nuôi.
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực tư nhân; rà soát tình hình thực hiện các dự án vốn đầu tư nước ngoài, có biện pháp thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chất lượng; tiếp tục đẩy mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp.
Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo cơ chế thị trường và quy định pháp luật, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Bộ Công thương rà soát lại các sản phẩm chủ lực thuộc phạm vi quản lý để có giải pháp cụ thể, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng khu vực công nghiệp. Khẩn truong tập trung xử lý cơ bản 12 dự án thua lỗ của ngành. Tập trung chỉ dạo đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, nhất là các dự án điện để sớm đưa vào khai thác.
Chính phủ đồng ý chủ trương có giải pháp phù hợp để xử lý lượng khoáng sản tồn đọng, giao Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng phương án cụ thể trong tháng 5/2017.