Chính sách BHXH, BHYT, giáo dục có hiệu lực từ ngày 01/12/2018
Từ năm 2022, người lao động nước ngoài phải đóng BHXH bắt buộc với mức 8%, bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT, Thêm một đối tượng được miễn học phí từ năm học 2018-2019 ... là những chính sách mới có hiệu lực đầu tháng 12/2018.
- 01-11-2018Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2018
- 30-09-2018Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2018
- 31-08-2018Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2018
- 01-08-2018Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2018
Từ 01/12/2018, bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT
Nội dung nổi bật này nêu tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo đó, bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT đơn cử như:
- Nhóm tham gia theo hộ gia đình: chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (không tham gia tại các nhóm khác);
- Nhóm do NSDLĐ đóng: thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân công an đang phục vụ trong Quân đội, Công an nhân dân và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
Nghị định 146 cũng điều chỉnh nhóm đối tượng với người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng chuyển từ nhóm do cơ quan BHXH đóng sang nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Từ năm 2022, người lao động nước ngoài phải đóng BHXH bắt buộc với mức 8%
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:
Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn với NSDLĐ tại Việt Nam.
Về mức đóng, cụ thể như sau:
- Đối với NLĐ, hàng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất (từ ngày 01/01/2022);
- Đối với NSDLĐ:
+ Từ ngày 01/12/2018, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ như sau: 3% quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% quỹ bảo hiểm TNLĐ – BNN.
+ Từ ngày 01/01/2022 thì đóng thêm 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Thêm một đối tượng được miễn học phí từ năm học 2018-2019
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 145/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đến năm học 2020-2021.
Bên cạnh 15 trường hợp theo quy định hiện hành, từ năm học 2018-2019 (từ ngày 01/9/2018) bổ sung thêm trường hợp miễn học phí với trẻ em học lớp mẫu giáo 05 tuổi khi trẻ ở:
Vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK) có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc hoặc trẻ thường trú ở xã, thôn ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em mẫu giáo 05 tuổi làm Đơn đề nghị miễn học phí theo mẫu tại Phụ lục I, II ban hành kèm Nghị định này để được hưởng chính sách miễn học phí.
Quy định mới về điều kiện, tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái ô tô
Nghị định 138/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 8/10/2018 thay cho Nghị định 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe.
Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái trên một xe tập lái (quy định hiện hành không yêu cầu phải có).
Đồng thời, phải có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn đơn cử như:Tiêu chuẩn chung: giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định; dạy lý thuyết: có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên;
- Dạy thực hành lái xe:
+ Có GPLX hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
+ Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định…