MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính sách hỗ trợ chưa đến được với lao động phi chính thức

Chính sách hỗ trợ chưa đến được với lao động phi chính thức

Lao động phi chính thức chiếm khoảng 56% số lượng lao động toàn quốc nhưng chính sách hỗ trợ giảm tác động của Covid-19 không đến được với họ, do họ không đóng thuế, mối quan hệ của họ với ngân hàng thương mại cũng không chính thức...

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, hiện cả nước có khoảng 55,4 triệu người lao động, trong đó lao động phi chính thức chiếm khoảng 56%. Đây là lực lượng lao động có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế nhưng lại là nhóm chịu tác động nhiều và ít được thụ hưởng chính sách nhất.

Theo ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, phần lớn những sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của Covid-19 được đưa ra gần đây chủ yếu tập trung vào giãn, giảm thuế, hỗ trợ thuế, giảm lãi suất cho vay. Nhưng với khu vực phi chính thức thì rất khó vì họ không đóng thuế, mối quan hệ của họ với ngân hàng thương mại cũng không chính thức.

Hơn bao giờ hết, chính sách cần được thiết kế phù hợp hơn với cơ chế vận hành của thị trường. Chính sách cần đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức trong thời gian tới. Bởi khu vực này bị ảnh hưởng lớn nhất và sự hỗ trợ cho họ mới chỉ là rất nhỏ so với khó khăn họ gặp phải.

Chính phủ Việt Nam đang đối mặt với hai thách thức. Thứ nhất, cần xác định được doanh nghiệp nào trong khu vực này bị ảnh hưởng, vì chúng ta không có bức tranh đồng nhất nên việc xác định này cũng rất khó. Dù chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực làm điều này thông qua hệ thống mã số đăng ký định danh thống nhất để xác định được đối tượng hỗ trợ.

Thứ hai, cách thức để giải ngân, hỗ trợ trực tiếp cho khu vực phi chính thức cũng là thách thức, vì không phải ai cũng có tài khoản ngân hàng. Theo chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, sáng kiến mobile money – tiền di động cũng sẽ là một trong các giải pháp. Những người không có tài khoản ngân hàng vẫn tiếp cận được với tiền điện tử qua sáng kiến này. Hoặc có thể sử dụng thương mại điện tử, thanh toán tiền mặt, ngân hàng số… những giải pháp này giúp tăng cường khả năng cấp tài chính cho người lao động.

Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Economica Việt Nam đồng tình, đại dịch cũng khiến chúng ta nhận ra rất nhiều chính sách cần được thiết kế trong hỗ trợ doanh nghiệp. Hơn bao giờ hết, chính sách cần được thiết kế phù hợp hơn với cơ chế vận hành của thị trường. Chính sách cần đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức trong thời gian tới. Bởi khu vực này bị ảnh hưởng lớn nhất và sự hỗ trợ cho họ mới chỉ là rất nhỏ so với khó khăn họ gặp phải.

Đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ của chính phủ cần không phân biệt, "không bỏ lại ai ở phía sau". Trong khu vực hợp tác xã có lao động chính thức và phi chính thức. Hiện nay, sự phân biệt giữa doanh nghiệp và hợp tác xã vẫn còn tồn tại. Do vậy, cần đưa các tổ chức khu vực hợp tác xã, hộ kinh doanh vào trong ban hành chính sách.

Trong hợp tác xã không hình thành quan hệ lao động là chủ doanh nghiệp và người lao động như doanh nghiệp. Mà trong hợp tác xã, họ vừa là chủ vừa là người lao động. Tuy nhiên, các quy định hỗ trợ yêu cầu cứ có hợp đồng lao động mới tiếp cận được chính sách. Do đó, đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ không chỉ ở hợp đồng lao động mà chuyển sang hướng việc làm.

Chính sách hỗ trợ chưa đến được với lao động phi chính thức - Ảnh 1.

Ông Vũ Tiến Lộc:"Khu vực phi chính thức liên quan tới hàng chục triệu hộ gia đình – chiếm 3% GDP của nền kinh tế. Vì thế, chúng ta không thể không quan tâm".

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương  mại và Công nghiệp Việt Nam, các hộ kinh doanh và hợp tác xã đều phải là đối tượng của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này là chắc chắn, chúng ta không thể làm khác được nếu muốn phát triển nền kinh tế bao trùm. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang có trục trặc về vấn đề này. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện không bao gồm cả hợp tác xã, cũng như không bao gồm các hộ kinh doanh.

"Trong khi 5 triệu hộ kinh doanh chiếm 30% GDP tại sao không được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ. Tôi nghĩ trong tương lai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, và khuôn khổ pháp luật phải bao gồm các hộ kinh doanh và điều chỉnh luôn hoạt động của hợp tác xã. Khu vực phi chính thức có đặc thù riêng nhưng chính sách họ cần được thụ hưởng như doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Lộc đề xuất.

Đặc biệt, cần có những nghiên cứu, khảo sát để thiết kế chính sách hỗ trợ cho khu vực phi chính thức. Đây là vấn đề phát triển kinh tế, vấn đề an sinh xã hội. Và chính sách không còn là những giải pháp ngắn hạn mà là dài hạn.

Theo Vũ Khuê

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên