Bộ Xây dựng: Phạt cho tồn tại công trình xây dựng sai phép để tránh lãng phí
Theo Bộ Xây dựng, trường hợp xây dựng sai phép, không phép, sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng mới bị phát hiện nếu buộc phá dỡ thì cũng gây lãng phí lớn cho xã hội.
- 24-02-20142 trường hợp không coi là hành vi xây dựng sai phép
- 24-07-2013Quận Đống Đa giải trình xử lý xây dựng sai phép tại ngõ 256 Đê La Thành
- 28-09-2012Cấp sổ hồng cho nhà xây dựng sai phép
- 13-12-2011Quận Đống Đa - Hà Nội: Chủ công trình xây dựng sai phép “bỗng dưng”… mất tích
Ngày 12-3, Bộ Xây dựng cho biết, đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi về Thông tư số 02/2014/TT-BXD (TT 02) hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP (NĐ 121) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Trong đó, đã có nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến không đồng tình với quy định phạt tiền và cho tồn tại đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tại khoản 9 Điều 13, khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Điều 8, Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD với quan ngại rằng việc thực hiện quy định này có thể làm gia tăng các trường hợp sai phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng quy định mới này nhằm để xử lý một số trường hợp xây dựng sai phép, không phép, sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng mới bị phát hiện, trong trường hợp nếu buộc phá dỡ thì cũng gây lãng phí lớn cho xã hội, có những trường hợp đã kéo dài nhiều năm nhưng cũng chưa xử lý được triệt để. Các công trình áp dụng quy định này phải đảm bảo điều kiện không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, chứ quy định mới này không áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng sai phép, không phép.
Bộ Xây dựng cũng khẳng định, do đây là vấn đề phức tạp, nên đã được Ban soạn thảo (bao gồm đại diện Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành khác) trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định cũng đã được gửi lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng để lấy ý kiến người dân, được Bộ Tư pháp thẩm định và xin ý kiến các Thành viên Chính phủ trước khi ban hành theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Được biết, tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi xây dựng sai phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.”
Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định về xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, ngày 12/02/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, trong đó có một số điều hướng dẫn cụ thể khoản 9 Điều 13 và khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, cụ thể là:
Tại Điều 8 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt đối với các công trình quy định tại khoản 9 Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Tại Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn cụ thể về xử lý chuyển tiếp các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Bộ Xây dựng khẳng định, trên thực tế, Thông tư số 02/2014/TT-BXD không có quy định thêm hoặc quy định khác so với Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về các trường hợp xây dựng sai phép, không phép được nộp tiền phạt và cho tồn tại, không cưỡng chế phá dỡ đã được quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
Bộ cũng cho biết thêm, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và là cơ quan ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BXD, Bộ Xây dựng trân trọng lắng nghe và tập hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội, người dân, đồng thời đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành rà soát các quy định có liên quan tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và Thông tư số 02/2014/TT-BXD để báo cáo Chính phủ.
Trong trường hợp xét thấy còn có các quy định chưa thực sự phù hợp, Bộ sẽ kịp thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2014/TT-BXD cho phù hợp để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, cũng như tránh làm lãng phí các nguồn lực xã hội trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong đó, đã có nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến không đồng tình với quy định phạt tiền và cho tồn tại đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tại khoản 9 Điều 13, khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Điều 8, Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD với quan ngại rằng việc thực hiện quy định này có thể làm gia tăng các trường hợp sai phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng quy định mới này nhằm để xử lý một số trường hợp xây dựng sai phép, không phép, sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng mới bị phát hiện, trong trường hợp nếu buộc phá dỡ thì cũng gây lãng phí lớn cho xã hội, có những trường hợp đã kéo dài nhiều năm nhưng cũng chưa xử lý được triệt để. Các công trình áp dụng quy định này phải đảm bảo điều kiện không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, chứ quy định mới này không áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng sai phép, không phép.
Bộ Xây dựng cũng khẳng định, do đây là vấn đề phức tạp, nên đã được Ban soạn thảo (bao gồm đại diện Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành khác) trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định cũng đã được gửi lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng để lấy ý kiến người dân, được Bộ Tư pháp thẩm định và xin ý kiến các Thành viên Chính phủ trước khi ban hành theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Được biết, tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi xây dựng sai phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.”
Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định về xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, ngày 12/02/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, trong đó có một số điều hướng dẫn cụ thể khoản 9 Điều 13 và khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, cụ thể là:
Tại Điều 8 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt đối với các công trình quy định tại khoản 9 Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Tại Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn cụ thể về xử lý chuyển tiếp các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Bộ Xây dựng khẳng định, trên thực tế, Thông tư số 02/2014/TT-BXD không có quy định thêm hoặc quy định khác so với Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về các trường hợp xây dựng sai phép, không phép được nộp tiền phạt và cho tồn tại, không cưỡng chế phá dỡ đã được quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
Bộ cũng cho biết thêm, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và là cơ quan ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BXD, Bộ Xây dựng trân trọng lắng nghe và tập hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội, người dân, đồng thời đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành rà soát các quy định có liên quan tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và Thông tư số 02/2014/TT-BXD để báo cáo Chính phủ.
Trong trường hợp xét thấy còn có các quy định chưa thực sự phù hợp, Bộ sẽ kịp thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2014/TT-BXD cho phù hợp để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, cũng như tránh làm lãng phí các nguồn lực xã hội trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Thanh Ngà