MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công bố thông tin đất đai ở Việt Nam: Đã có tích cực nhưng còn nhiều “điểm tối”

12-12-2014 - 11:55 AM |

Ngày 12/12/2014, Ngân hàng Thế giới (Worl Bank) đã tổ chức Lễ công bố báo cáo Công khai thông tin đất đai ở Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tình hình công khai thông tin đất đai tại 63 tỉnh thành, 126 huyện và 321 xã được chọn mẫu, cũng như trên trang Web của tất cả các tỉnh vào năm 2013 và đầu năm 2014.

Theo báo cáo, so với năm 2010  công khai thông tin đất đai đã từng bước được cải thiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều thông tin được công khai hơn, việc tiếp cận dễ dàng hơn. Điều này có thể thấy được ở cấp tỉnh, huyện, xã cũng như trên các trang web.

Các thông tin được khảo sát như thủ tục hành chính liên quan, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quyết định thu hồi, thông tin về giao đất, thông tin về các loại phí, thuế…

Qua nghiên cứu của nhóm này cho thấy, việc minh bạch công khai thông tin đất đai đã được cải thiện. Chẳng hạn ở cấp tỉnh thông tin công khai được nâng từ 32% năm 2010 lên 42% năm 2013, cấp huyện từ 25% lên 39%,…

Một số đơn vị được xem là có công khai thông tin đất đai minh bạch, được cải thiện như Cần Thơ thì giá được công khai đến tận phường, Đà Nẵng, Hà Nội, Nam Định, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế…

Nhiều ví dụ tốt về công khai thông tin đất đai tại trụ sở như thủ tục hành chính ở Lạng Sơn và Đà Nẵng; Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở Cà Mau, Đồng Tháp và Bến Tre; Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở Quảng Bình và Bắc Giang.

 Cũng theo nhóm nghiên cứu này, dù đã có cải thiện nhưng những thay đổi vẫn chưa đáp ứng được những quy định minh bạch khá khiêm tốn trong các bộ luật hiện hành.

Vẫn còn nhiều thông tin không được tìm thấy trên mạng ở cổng thông tin nhiều tỉnh thành như của tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Vĩnh Phúc, Sóc Trăng,…

Theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đây là nghiên cứu cần thiết. Qua báo cáo, cho thấy đối tượng cấp xã là cấp người dân có quan hệ trực tiếp nhưng nghiên cứu ở cấp xã chưa sâu do vậy theo Thứ trưởng Hiển cần nghiên cứu sâu hơn.

Bên cạnh đó, cũng theo Thứ trưởng Hiển việc nghiên cứu này mới chỉ dừng ở một mặt đó là có chính sách đất đai như vậy thì thực hiện như nào ở các cấp, còn mặt khác đó là việc nghiên cứu chính sách đó đã tốt hay chưa, người thực thi thế nào thì chưa có nghiên cứu.

T.s Phạm Duy Nghĩa, Trưởng khoa Luật, Đại học kinh tế Tp.HCM thì đất đai đóng vai trò quan trọng đối với một quốc gia. Đất đai thể hiện sự thịnh vượng của quốc gia đó, đã có nghiên cứu có tới 65% đến 70% đất đai là tài sản của quốc gia.

Cũng theo Ts Nghĩa nhiều chính sách 30 năm qua cũng bắt nguồn từ đất đai, sự giàu có của một nhóm người cũng từ đất đai, hay sự bất ổn kinh tế và bất ổn xã hội cũng từ đất đai…

Do vây, nghiên cứu về đất đai là cần thiết, và đã có nhiều người cứu được thực hiện và tiếp tục cần có những nghiên cứu nhằm minh bạch trong công khai thông tin về đất đai.

Báo cáo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra, về cơ bản những khó khăn trong công khai thông tin gắn liền với vấn đề thái độ, năng lực và công tác chỉ đạo của cơ quan chức năng tại địa phương. Trong nhiều trường hợp, các bộ phụ trách chỉ đơn giản là từ chối cung cấp thông tin, yêu cầu cần có sự đồng ý của lãnh đạo.

Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần có Luật tiếp cận thông tin quy định mọi thông tin là công khai trừ những thông tin nằm trong danh mục ngoại lệ.

Nhật Minh

thuatkv

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên