MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiến nghị bỏ quy định sở hữu căn hộ chung cư có thời hạn

03-12-2013 - 11:54 AM |

Hậu quả của các quy định giới hạn thời hạn sở hữu căn hộ chung cư là tạo ra nhiều loại hình sở hữu nhà ở khác nhau, tạo ra sự phân biệt giữa những người sở hữu chung cư.

Sáng nay (ngày 3/12) Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013 đã chính thức được khai mạc. Chủ đề năm nay là “Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế từ chương trình tới hành động”. Trong bài tham luận tại diễn đàn, ông David Lim - Trưởng tiểu nhóm Đất đai đã trình bày các ý kiến đóng gópng như đề xuất đi vi các quy đnh chính trong các bản Dự thảo Luật nhà ở (LNO).

Theo ông David Lim, LNO hiện có các quy định giới hạn thời hạn sở hữu căn hộ chung cư. Dự thảo LNO dự kiến đưa ra các thời hạn sở hữu khác nhau cho các loại đất khác nhau, ví dụ như đất được giao/được thuê để xây dựng nhà chung cư, đất thuê và đất nhận chuyển nhượng. Ngoài ra còn có thêm quy định rằng quyền sở hữu căn hộ chung cư sẽ được giao lại cho Nhà Nước để tiến hành phá dỡ trong khi các chủ sở hữu được bố trí tái định cư. Hậu quả của các quy định này là tạo ra nhiều loại hình sở hữu nhà ở khác nhau, tạo ra sự phân biệt giữa những người sở hữu chung cư.

(Xem thêm: Thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ là 70 năm)

"Chúng tôi hiểu rằng một trong những lý do của việc giới hạn thời hạn sở hữu nói trên là do quan ngại về chất lượng của nhà chung cư sau một thời gian sử dụng. Đây là lý do tích cực và cho thấy Nhà Nước quan tâm đến nhu cầu cũng như sự an toàn của người dân. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dễ dàng bị xem là lấy đi các quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư một cách không công bằng", ông David Lim nói.

Trưởng tiểu nhóm Đất đai kiến nghị một phương án khác có thể được xem xét với cùng mục đích là bảo vệ quyền lợi và an toàn của chủ sở hữu căn hộ chung cư, đó là yêu cầu nhà chung cư phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn xây dựng. Nếu nhà chung cư không còn tuân  thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn  đó, các chủ sở hữu có thể được trao quyền quyết định sẽ xử lý nhà chung cư đó như thế nào, bao gồm cả biện pháp phá dỡ. Quy định như vậy sẽ bảo đảm các chủ sở hữu chung cư không bị mất đi bất kỳ quyền nào của mình.

Theo ông David Lim, xung quanh Dự thảo Luật nhà ở còn một số vấn đề đáng chú ý như quyền Sở Hữu Nhà Ở của Chủ Đầu Tư và các Khu Vực Chung trong Dự Án Phát Triển Biệt Thự.

Hiện nay theo LNO, chủ đầu tư không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu khi hoàn tất xây dựng công trình. Giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ chỉ được cấp cho người mua. Quy định này là hữu ích trong trường hợp đa số nhà ở đã được bán trước khi hoàn tất công trình xây dựng. Tuy nhiên, điều này gây ra nhiều khó khăn cho các công trình trong đó có một lượng lớn sản phẩm nhà ở chưa bán được. Quy định này khiến cho nhà đầu tư với tư cách là chủ sở hữu các sản phẩm nhà ở chưa bán được không thể thực thi tất cả các quyền của mình với tư cách là chủ sở hữu, chẳng hạn như quyền thế chấp các sản phẩm nhà ở chưa bán được để huy động vốn.

"Chúng tôi đề xuất chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở chưa bán được theo yêu cầu của chủ đầu tư", ông David Lim nói.

Bên cạnh đó, LNO quy định rằng diện tích đất, các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng để sử dụng chung trong nhà chung cư sẽ thuộc quyền sở hữu chung và quyền sử dụng chung. Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều dự án phát triển biệt thự mà trong đó cũng có diện tích đất, các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng để sử dụng chung nhưng chưa có quy định rõ ràng về quyền sở hữu chung và quyền sử dụng chung. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các chủ sở hữu biệt thự cũng như chủ đầu tư.

Vì vậy, ông David Lim Trưởng tiểu nhóm Đất đai đề xuất bổ sung các quy định rằng diện tích đất, các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng để sử dụng chung trong các dự án phát triển (biệt thự) trên đất sẽ được sở hữu theo chế độ sở hữu chung với quyền sử dụng chung theo yêu cầu của chủ sở hữu biệt thự và chủ đầu tư.

Lan Anh

ngatt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên