Lại thêm quy chuẩn… thụt lùi!
Những lo ngại về cấp giấy chủ quyền cho nhà diện tích nhỏ hay chấp thuận cho xây dựng nhà ở trên diện tích 25m2..., sẽ tạo điều kiện cho nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại.
Câu chuyện gây tranh cãi xung quanh cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư mua bán trong Thông tư 16 chưa kịp lắng, dư luận lại "nóng" chuyện Bộ Xây dựng ban hành dự thảo Quy chuẩn xây dựng về quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc, cảnh quan, trong đó, đề xuất quy định kích thước tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở cho khu vực mới mở, nhà liền kề có diện tích là 25m2.
Không ít nhà quy hoạch, kiến trúc lên tiếng lo ngại quy định như vậy sẽ "đẻ" thêm nhà siêu mỏng, siêu méo và hệ lụy của nó không chỉ dừng lại ở việc khoét sâu thêm những "khuyết tật" đô thị. Một lần nữa, vấn đề ban hành văn bản quy phạm chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí trái pháp luật, không thể đi vào cuộc sống lại được đề cập.
Trước hết nhà siêu mỏng, siêu méo đang là vấn nạn của rất nhiều đô thị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này, trong đó có những quy định thiếu tầm bao quát của các nhà quản lý đô thị dẫn tới việc nhiều ngôi nhà có kiến trúc "dị biệt" tồn tại trên những con phố khang trang mới mở ở Hà Nội và nhiều thành phố. Và cho đến thời điểm hiện tại, việc xử lý các nhà siêu mỏng, siêu méo và tình trạng cơi nới, lấn chiếm nói chung đều hết sức phức tạp.
Các bài toán về việc hợp khối để tăng diện tích mặt bằng không dễ giải trong thực tế đời sống đô thị. Trong khi đó nhu cầu ở và kinh doanh buôn bán của người dân hiện nay đều rất bức xúc... Do vậy, những lo ngại về cấp giấy chủ quyền cho nhà diện tích nhỏ hay chấp thuận cho xây dựng nhà ở trên diện tích 25m2..., sẽ tạo điều kiện cho nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại, khiến việc quản lý xây dựng, kiến trúc tại các đô thị trở nên khó khăn hơn là hoàn toàn có cơ sở.
Một vấn đề nữa là tính đồng nhất trong xây dựng văn bản pháp luật. Luật Đất đai cho phép các địa phương quy định diện tích tối thiểu lô đất được cấp sổ đỏ, nhưng phải từ 30m2 trở lên. Quy định hiện hành tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đều nêu rõ: Diện tích thửa đất được cấp sổ đỏ phải không nhỏ hơn 30m2 (có quy định giới hạn chi tiết với nhà liền kề bề rộng phải là 5m trở lên). Do đó, nếu quy định diện tích nhỏ hơn như dự thảo của Bộ Xây dựng sẽ là thiếu sự đồng nhất trong văn bản quy phạm pháp luật và không phù hợp tình hình thực tế tại nhiều địa phương. Ở khía cạnh khác, một nhà quản lý nhiều năm gắn bó với lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc đô thị của Hà Nội nhận định: Việc ban hành văn bản pháp quy luôn phải đổi mới, do đó ban hành quy chuẩn này là một bước thụt lùi...
Người có trách nhiệm liên quan tới việc soạn thảo văn bản này cho rằng: Đây chỉ là đề xuất của nhóm nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho nhiều người dân (đặc biệt trong khu vực ngõ, phố cổ) có diện tích đất nhỏ đã có sổ đỏ, được xây dựng nhà ở và cũng chỉ là dự thảo mà thôi, để hoàn chỉnh và ban hành phải qua rất nhiều hội nghị, hội thảo, xin thêm nhiều ý kiến của các bộ, ngành khác...
Tuy nhiên, phải thấy rằng sự lo ngại của các nhà quy hoạch, kiến trúc đô thị về quy định nêu trên là có căn cứ và cũng thể hiện rất rõ trách nhiệm đối với cộng đồng. Hy vọng, Bộ Xây dựng sẽ sớm ban hành Quy chuẩn xây dựng về quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc, cảnh quan với những quy định phù hợp với thực tế phát triển đô thị hiện nay, đồng thời loại bỏ triệt để những "khuyết tật" được xem là vấn nạn đô thị như nhà siêu mỏng, siêu méo, tình trạng cơi nới, lấn chiếm...
Không ít nhà quy hoạch, kiến trúc lên tiếng lo ngại quy định như vậy sẽ "đẻ" thêm nhà siêu mỏng, siêu méo và hệ lụy của nó không chỉ dừng lại ở việc khoét sâu thêm những "khuyết tật" đô thị. Một lần nữa, vấn đề ban hành văn bản quy phạm chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí trái pháp luật, không thể đi vào cuộc sống lại được đề cập.
Trước hết nhà siêu mỏng, siêu méo đang là vấn nạn của rất nhiều đô thị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này, trong đó có những quy định thiếu tầm bao quát của các nhà quản lý đô thị dẫn tới việc nhiều ngôi nhà có kiến trúc "dị biệt" tồn tại trên những con phố khang trang mới mở ở Hà Nội và nhiều thành phố. Và cho đến thời điểm hiện tại, việc xử lý các nhà siêu mỏng, siêu méo và tình trạng cơi nới, lấn chiếm nói chung đều hết sức phức tạp.
Các bài toán về việc hợp khối để tăng diện tích mặt bằng không dễ giải trong thực tế đời sống đô thị. Trong khi đó nhu cầu ở và kinh doanh buôn bán của người dân hiện nay đều rất bức xúc... Do vậy, những lo ngại về cấp giấy chủ quyền cho nhà diện tích nhỏ hay chấp thuận cho xây dựng nhà ở trên diện tích 25m2..., sẽ tạo điều kiện cho nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại, khiến việc quản lý xây dựng, kiến trúc tại các đô thị trở nên khó khăn hơn là hoàn toàn có cơ sở.
Một vấn đề nữa là tính đồng nhất trong xây dựng văn bản pháp luật. Luật Đất đai cho phép các địa phương quy định diện tích tối thiểu lô đất được cấp sổ đỏ, nhưng phải từ 30m2 trở lên. Quy định hiện hành tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đều nêu rõ: Diện tích thửa đất được cấp sổ đỏ phải không nhỏ hơn 30m2 (có quy định giới hạn chi tiết với nhà liền kề bề rộng phải là 5m trở lên). Do đó, nếu quy định diện tích nhỏ hơn như dự thảo của Bộ Xây dựng sẽ là thiếu sự đồng nhất trong văn bản quy phạm pháp luật và không phù hợp tình hình thực tế tại nhiều địa phương. Ở khía cạnh khác, một nhà quản lý nhiều năm gắn bó với lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc đô thị của Hà Nội nhận định: Việc ban hành văn bản pháp quy luôn phải đổi mới, do đó ban hành quy chuẩn này là một bước thụt lùi...
Người có trách nhiệm liên quan tới việc soạn thảo văn bản này cho rằng: Đây chỉ là đề xuất của nhóm nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho nhiều người dân (đặc biệt trong khu vực ngõ, phố cổ) có diện tích đất nhỏ đã có sổ đỏ, được xây dựng nhà ở và cũng chỉ là dự thảo mà thôi, để hoàn chỉnh và ban hành phải qua rất nhiều hội nghị, hội thảo, xin thêm nhiều ý kiến của các bộ, ngành khác...
Tuy nhiên, phải thấy rằng sự lo ngại của các nhà quy hoạch, kiến trúc đô thị về quy định nêu trên là có căn cứ và cũng thể hiện rất rõ trách nhiệm đối với cộng đồng. Hy vọng, Bộ Xây dựng sẽ sớm ban hành Quy chuẩn xây dựng về quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc, cảnh quan với những quy định phù hợp với thực tế phát triển đô thị hiện nay, đồng thời loại bỏ triệt để những "khuyết tật" được xem là vấn nạn đô thị như nhà siêu mỏng, siêu méo, tình trạng cơi nới, lấn chiếm...
Theo Thế Phương