Long An: Một mảnh đất ba diện tích
Ông Đoàn Văn Châu (SN 1946, ngụ ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) được thừa kế từ cha mẹ căn nhà trên diện tích 3.933m2.
Mảnh đất này ông phân làm ba phần: phần thứ nhất trồng trọt, phần thứ hai làm nhà và khuôn viên, còn lại là hai gò đất diện tích khoảng 1.500m2 trồng tầm vông và một số cây ăn trái.
Năm 1989, ông sang nhượng cho em gái là Đoàn Thị Phướng (SN 1958, ngụ ấp Bình Thủy, xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa) 1.350m2 tại phần đất thứ ba, giá năm chỉ vàng, với điều kiện sau 20 năm (kể từ 1990) hai bên sẽ đo đạc lại mảnh đất này. Ngoài diện tích đã sang nhượng, phần còn lại nếu hai bên thỏa thuận được giá cả thì ông Châu tiếp tục sang nhượng cho bà Phướng; nếu không, ông sẽ sử dụng số đất còn dư ra của mình.
Năm 1990, vợ chồng ông lên Tây Ninh lập nghiệp, để lại hai người con nhỏ trông coi nhà cửa. Do làm ăn không thuận lợi nên năm 2001 vợ chồng ông trở về đất cũ ở cho đến nay. Năm 2000, bà Phướng đến chính quyền địa phương làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho phần diện tích mua của ông Châu. “Khi em gái làm GCNQSDĐ mảnh đất trên, tôi không có nhà và cũng chẳng nhận được thông báo nào của chính quyền địa phương nên không biết”, ông Châu nói. Theo lời giao ước, năm 2010 ông nhiều lần mời bà Phướng đến đo đạc lại mảnh đất mình sang nhượng thì bà này không đến và bảo “đất thừa thì chia đôi, nếu đồng ý thì về đo, không thì thôi”.
Ngày 20-9-2010, ông Châu làm đơn gửi UBND xã Đức Hòa Hạ đề nghị xác định lại ranh giới thửa đất đã sang nhượng cho em gái. Xã nhiều lần gửi giấy mời bà Phướng đến xác định ranh giới nhưng bà vắng mặt không lý do. Ngày 8-11-2010, ông Châu đến xã xin trích lục bản đồ thửa đất mà em gái đã đăng ký thì phát hiện diện tích trong GCNQSDĐ của bà Phướng không phải 1.350m2 mà là 1.849m2?
Do nhiều lần mời nhưng bà Phướng không tới, ngày 15-11-2010 ông Châu tự đo lại thửa đất mình đã sang nhượng; phần còn lại ông trồng chuối thì bà Phướng làm đơn tố cáo ông xâm phạm đất của bà. Ngày 9-6-2011, UBND xã Đức Hòa Hạ mời ông Châu, bà Phướng đến hòa giải. Bà Phướng không đến mà cử luật sư tham dự. Tại buổi làm việc, cán bộ địa chính xã cho biết: “Mảnh đất bà Phướng nhận sang nhượng của ông Châu có diện tích 1.915m2”. Như vậy, chỉ một mảnh đất mà có tới ba diện tích khác nhau?
Ngày 16-5-2013 làm việc với chúng tôi, ông Châu thắc mắc: “Tôi lập giấy tay sang nhượng đất cho em mình, chưa có sự xác nhận của chính quyền địa phương nhưng chẳng hiểu sao không có mặt tôi mà địa phương vẫn cấp GCNQSDĐ cho bà ấy? Mảnh đất của tôi chỉ có một diện tích đã được ghi rõ trong giấy sang nhượng, không hiểu vì lý do gì lại “đẻ” thêm hai diện tích khác? Mong cơ quan chức năng làm rõ, trả lại cho tôi phần đất bà Phướng khai thêm trong GCNQSDĐ”.
Trao đổi với phóng viên Báo CATP, ông Huỳnh Thanh Liêm - Chủ tịch xã Đức Hòa Hạ - cho biết: “Trước đây, bà Phướng đến Ban địa chính xã đăng ký mảnh đất sang nhượng lại từ ông Châu có diện tích 1.915m2. Sau khi dán thông báo 30 ngày nhưng gia đình ông Châu không có ý kiến gì, địa phương đã ra sổ đỏ cho bà Phướng với diện tích nêu trên”.
Năm 1989, ông sang nhượng cho em gái là Đoàn Thị Phướng (SN 1958, ngụ ấp Bình Thủy, xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa) 1.350m2 tại phần đất thứ ba, giá năm chỉ vàng, với điều kiện sau 20 năm (kể từ 1990) hai bên sẽ đo đạc lại mảnh đất này. Ngoài diện tích đã sang nhượng, phần còn lại nếu hai bên thỏa thuận được giá cả thì ông Châu tiếp tục sang nhượng cho bà Phướng; nếu không, ông sẽ sử dụng số đất còn dư ra của mình.
Năm 1990, vợ chồng ông lên Tây Ninh lập nghiệp, để lại hai người con nhỏ trông coi nhà cửa. Do làm ăn không thuận lợi nên năm 2001 vợ chồng ông trở về đất cũ ở cho đến nay. Năm 2000, bà Phướng đến chính quyền địa phương làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho phần diện tích mua của ông Châu. “Khi em gái làm GCNQSDĐ mảnh đất trên, tôi không có nhà và cũng chẳng nhận được thông báo nào của chính quyền địa phương nên không biết”, ông Châu nói. Theo lời giao ước, năm 2010 ông nhiều lần mời bà Phướng đến đo đạc lại mảnh đất mình sang nhượng thì bà này không đến và bảo “đất thừa thì chia đôi, nếu đồng ý thì về đo, không thì thôi”.
Ngày 20-9-2010, ông Châu làm đơn gửi UBND xã Đức Hòa Hạ đề nghị xác định lại ranh giới thửa đất đã sang nhượng cho em gái. Xã nhiều lần gửi giấy mời bà Phướng đến xác định ranh giới nhưng bà vắng mặt không lý do. Ngày 8-11-2010, ông Châu đến xã xin trích lục bản đồ thửa đất mà em gái đã đăng ký thì phát hiện diện tích trong GCNQSDĐ của bà Phướng không phải 1.350m2 mà là 1.849m2?
Do nhiều lần mời nhưng bà Phướng không tới, ngày 15-11-2010 ông Châu tự đo lại thửa đất mình đã sang nhượng; phần còn lại ông trồng chuối thì bà Phướng làm đơn tố cáo ông xâm phạm đất của bà. Ngày 9-6-2011, UBND xã Đức Hòa Hạ mời ông Châu, bà Phướng đến hòa giải. Bà Phướng không đến mà cử luật sư tham dự. Tại buổi làm việc, cán bộ địa chính xã cho biết: “Mảnh đất bà Phướng nhận sang nhượng của ông Châu có diện tích 1.915m2”. Như vậy, chỉ một mảnh đất mà có tới ba diện tích khác nhau?
Ngày 16-5-2013 làm việc với chúng tôi, ông Châu thắc mắc: “Tôi lập giấy tay sang nhượng đất cho em mình, chưa có sự xác nhận của chính quyền địa phương nhưng chẳng hiểu sao không có mặt tôi mà địa phương vẫn cấp GCNQSDĐ cho bà ấy? Mảnh đất của tôi chỉ có một diện tích đã được ghi rõ trong giấy sang nhượng, không hiểu vì lý do gì lại “đẻ” thêm hai diện tích khác? Mong cơ quan chức năng làm rõ, trả lại cho tôi phần đất bà Phướng khai thêm trong GCNQSDĐ”.
Trao đổi với phóng viên Báo CATP, ông Huỳnh Thanh Liêm - Chủ tịch xã Đức Hòa Hạ - cho biết: “Trước đây, bà Phướng đến Ban địa chính xã đăng ký mảnh đất sang nhượng lại từ ông Châu có diện tích 1.915m2. Sau khi dán thông báo 30 ngày nhưng gia đình ông Châu không có ý kiến gì, địa phương đã ra sổ đỏ cho bà Phướng với diện tích nêu trên”.
Theo Hải Văn - An Hòa