MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những quan điểm khác nhau về Luật Nhà ở (sửa đổi)

10-03-2014 - 22:20 PM |

Còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến nội dung của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Bộ Xây dựng đang soạn thảo như vấn đề mua và sở hữu nhà ở của người nước ngoài,...

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được xây dựng, trình các cơ quan liên quan góp ý, bổ sung. Chiều 10/3, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình báo cáo tóm tắt những vấn đề liên quan đến Dự thảo Luật này trước Ủy Ban pháp luật của Quốc hội.

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở hiện hành còn nhiều bất cập như chưa yêu cầu địa phương phải lập kế hoạch phát triển nhà ở, chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể và đủ mạnh để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chưa có quy định cụ thể về các định chế tài chính tham gia hỗ trợ vốn cho phát triển nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ cho người, quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở chưa chặt chẽ, chưa có quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư,…

Do đó, rất cần thiết để xây dựng Dự thảo Luật Nhà ở lần này cho phù hợp với thực tiễn. Chính phủ cho rằng việc nghiên cứu, xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) là hết sức cần thiết.

Hầu hết các ý kiến tham gia góp ý đều nhất trí cao với nội dung của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung có ý kiến khác nhau cần phải xin ý kiến của Quốc hội.

Trong đó, vấn đề quan tâm đặt ra trong Dự thảo là về quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở. Loại ý kiến thứ nhất thì cho rằng, thống nhất với 4 trường hợp khác nhau như quy định tại Điều 14, còn loại ý kiến thứ hai thì để nghị nên chia thành 3 trường hợp, gồm: (1) mua bán, tặng cho, thuê mua, đổi nhà ở giữa cá nhân với cá nhân thì kể từ khi hợp đồng được công chứng, chứng thực; (2) mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư với người mua, thuê mua thì kể từ khi chủ đầu tư bàn giao nhà ở; (3) thừa kế nhà ở thì kể từ khi mở thừa kế theo pháp luật về thừa kế.

Vấn đề quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Điều 155), là là chủ đề rất được quan tâm của các đại biểu.

Theo đó, loại ý kiến thứ nhất thống nhất với quy định tại Điều 155 là cho phép các cá nhân nước ngoài mà được nhập cảnh vào Việt Nam nếu có nhu cầu thì đều có quyền mua và sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có quan điểm nên quy định điều kiện chặt chẽ hơn như chỉ cho phép các cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên thì mới được sở hữu nhà ở để hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường bất động sản và để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Về vấn đề này, Ủy ban pháp luật của Quốc hội còn có ý kiến xem xét đến vấn đề dự báo tác động của chính sách này đến thị trường BĐS.

Theo Bộ Xây dựng, đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị tiếp tục đưa ra 2 phương án đề xin ý kiến của Quốc hội.

Ngoài ra, còn nhiều ý góp ý đáng chú ý xung quanh Dự thảo Luật này. Cụ thể như không nên có quy định về loại nhà ở tái định cư trong dự thảo, theo quan điểm của cơ quan soạn luật thì quy định loại nhà ở này là cần thiết bởi Nhà nước cần có cơ chế, chính sách tạo lập nhà ở cho người bị thu hồi, GPMB.

Hay có ý kiến còn đề nghị xem xét lại quy định về phát triển nhà ở công vụ để tránh việc bao cấp về nhà ở, đề nghị hỗ trợ bằng tiền để các cán bộ tự lo chỗ ở trong thời gian đảm nhận công tác, tuy nhiên, theo quan điểm của cơ quan soạn thảo điều này là không bảo đảm tính khả thi vì quỹ tiền lương hiện nay rất khó khăn…

Kiều Thuật

thuatvk

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên