Sớm hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch Vùng Thủ đô
Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội phải đảm bảo sự phát triển hài hòa, phát huy được các lợi thế toàn vùng cũng như từng địa phương, tránh chồng chéo, “dẫm chân” trong phát triển.
Sáng 24/3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành liên quan, nghe cơ quan xây dựng và tư vấn thẩm định Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1758/2012/QĐ-TTg, các cơ quan xây dựng quy hoạch đã mở rộng quy mô, phạm vi Vùng Thủ đô gồm Hà Nội và 9 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang). Vùng Thủ đô trong dự thảo có tổng diện tích 24.300 km2, dân số 17,5 triệu người.
Tại cuộc họp, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia đã trình bày nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong phát triển, dịch chuyển của Vùng Thủ đô, vai trò và sức lan tỏa ảnh hưởng của Vùng đối với các khu vực cũng như cả nước.
Nghiên cứu đưa ra chỉ số kinh tế cơ bản, thực trạng trong chuyển dịch dân, dân số của Vùng, hiện trạng sử dụng đất, lưu lượng giao thông, đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra động lực KTXH của Vùng, sơ đồ định hướng không gian, bảo tồn di sản, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, các quy hoạch về du lịch, giáo dục, văn hóa, đánh giá môi trường chiến lược của Vùng.
Cơ quan tư vấn nước ngoài cũng đưa ra các đánh giá, ý kiến khuyến nghị đối với bản dự thảo quy hoạch điều chỉnh, tập trung vào các vấn đề định hướng phối thuộc giữa các địa phương nội Vùng Thủ đô. Các vấn đề được quan tâm bao gồm: Giao thông, làng nghề, môi trường, phát huy các lợi thế kinh tế so sánh, các thách thức trong đô thị hóa…
Đại diện các địa phương cũng phản ánh một số vấn đề trong phát triển theo định hướng mới, phù hợp với quy hoạch chung của cả Vùng khi Quy hoạch chính thức được phê duyệt. Trong đó, đề cập đến những dự án quy mô trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: Y tế, giáo dục đào tạo, dịch vụ, nhà ở, công nghiệp, giao thông… từ quy mô phục vụ trong tỉnh hướng tới nâng cấp lên tầm cỡ quy mô cấp vùng.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kết quả nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan xây dựng, tư vấn đối với bản Quy hoạch hết sức quan trọng trong chủ trương, mục tiêu xây dựng Vùng Thủ đô trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực, có sự phát triển năng động, chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Phó Thủ tướng cho ý kiến về từng vấn đề được nêu trong Bản Nghiên cứu xây dựng điều chỉnh Quy hoạch Vùng Thủ đô, đặc biệt là các vấn đề có tính liên kết trong vùng như: Định hướng không gian phát triển, giao thông kết nối, xử lý chất thải, chuyển dịch lao động và thu hút đầu tư.
Phó Thủ tướng yêu cầu quy hoạch Vùng Thủ đô phải đảm bảo sự phát triển hài hòa, phát huy được các lợi thế toàn Vùng cũng như từng địa phương, tránh chồng chéo, “dẫm chân” trong phát triển.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các cơ quan soạn thảo, tư vấn sớm hoàn thiện Dự thảo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, gửi cho các bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến chính thức. Sau đó, tiến hành thẩm định theo quy định để trong tháng 6 tới có thể hoàn thành dự thảo trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1758/2012/QĐ-TTg, các cơ quan xây dựng quy hoạch đã mở rộng quy mô, phạm vi Vùng Thủ đô gồm Hà Nội và 9 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang). Vùng Thủ đô trong dự thảo có tổng diện tích 24.300 km2, dân số 17,5 triệu người.
Tại cuộc họp, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia đã trình bày nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong phát triển, dịch chuyển của Vùng Thủ đô, vai trò và sức lan tỏa ảnh hưởng của Vùng đối với các khu vực cũng như cả nước.
Nghiên cứu đưa ra chỉ số kinh tế cơ bản, thực trạng trong chuyển dịch dân, dân số của Vùng, hiện trạng sử dụng đất, lưu lượng giao thông, đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra động lực KTXH của Vùng, sơ đồ định hướng không gian, bảo tồn di sản, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, các quy hoạch về du lịch, giáo dục, văn hóa, đánh giá môi trường chiến lược của Vùng.
Cơ quan tư vấn nước ngoài cũng đưa ra các đánh giá, ý kiến khuyến nghị đối với bản dự thảo quy hoạch điều chỉnh, tập trung vào các vấn đề định hướng phối thuộc giữa các địa phương nội Vùng Thủ đô. Các vấn đề được quan tâm bao gồm: Giao thông, làng nghề, môi trường, phát huy các lợi thế kinh tế so sánh, các thách thức trong đô thị hóa…
Đại diện các địa phương cũng phản ánh một số vấn đề trong phát triển theo định hướng mới, phù hợp với quy hoạch chung của cả Vùng khi Quy hoạch chính thức được phê duyệt. Trong đó, đề cập đến những dự án quy mô trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: Y tế, giáo dục đào tạo, dịch vụ, nhà ở, công nghiệp, giao thông… từ quy mô phục vụ trong tỉnh hướng tới nâng cấp lên tầm cỡ quy mô cấp vùng.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kết quả nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan xây dựng, tư vấn đối với bản Quy hoạch hết sức quan trọng trong chủ trương, mục tiêu xây dựng Vùng Thủ đô trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực, có sự phát triển năng động, chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Phó Thủ tướng cho ý kiến về từng vấn đề được nêu trong Bản Nghiên cứu xây dựng điều chỉnh Quy hoạch Vùng Thủ đô, đặc biệt là các vấn đề có tính liên kết trong vùng như: Định hướng không gian phát triển, giao thông kết nối, xử lý chất thải, chuyển dịch lao động và thu hút đầu tư.
Phó Thủ tướng yêu cầu quy hoạch Vùng Thủ đô phải đảm bảo sự phát triển hài hòa, phát huy được các lợi thế toàn Vùng cũng như từng địa phương, tránh chồng chéo, “dẫm chân” trong phát triển.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các cơ quan soạn thảo, tư vấn sớm hoàn thiện Dự thảo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, gửi cho các bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến chính thức. Sau đó, tiến hành thẩm định theo quy định để trong tháng 6 tới có thể hoàn thành dự thảo trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo Nguyên Linh