Tháng 1/2014, thông xe toàn tuyến cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên
"Dự án cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sẽ thông xe và khai thác toàn tuyến vào ngày 19/1 tới đây…”.
Ông Nguyễn Ngọc Long, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT)- đơn vị được giao làm đại diện chủ đầu tư dự án cho biết.
QL3 mới Hà Nội-Thái Nguyên có chiều dài 63,8 km đi qua 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên và được chia thành 4 gói thầu xây lắp chính gồm các tuyến: Gia Lâm - Đông Anh (7km), Đông Anh - Yên Phong (10,8km); Yên Phong - Sóc Sơn (9km) và Sóc Sơn - Thái Nguyên (34,4km).
Trước đó, vào tháng 7, tuyến Sóc Sơn - Thái Nguyên đã được thông xe.
Theo ông Long, dự án đã thi công được tổng khối lượng đạt gần 88,5%. Các gói thầu của các nhà thầu cơ bản đã hoàn thành, đạt từ 83-95,5%. Cả 3 gói thầu còn lại, các nhà thầu đều đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đưa công trình về đích.
Đánh giá của chủ đầu tư dự án và liên doanh các nhà thầu cho thấy, công tác GPMB và xử lý nền đất yếu tại địa bàn các huyện ở Hà Nội bị chậm trễ nên ảnh hưởng tiến độ toàn dự án.
“Cả 3 gói thầu PK1 trên địa bàn Hà Nội đều dính nhà dân “chình ình” trên tuyến, bàn giao mặt bằng theo kiểu “xôi đỗ” (vẫn còn rải rác nhà dân) nên rất khó thi công”, đại diện Ban quản lý dự án 2 cho biết.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, ông Long cho biết, Ban Quản lý dự án 2 đã bố trí cán bộ trực 24/24 giờ trên hiện trường để đôn đốc, giải quyết mọi vướng mắc cho nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
“Đối với các đoạn còn vướng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ tiếp tục cùng các địa phương tháo gỡ dứt điểm đồng thời các nhà thầu dốc toàn lực, thi công tăng cường ngày đêm đảm bảo tiến độ thông xe của dự án.
Đại diện các nhà thầu đã cam kết sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại của các gói thầu trước ngày 10/1/2014”, ông Long khẳng định.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, Bộ GTVT đã yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát kiểm soát chặt để đảm bảo chất lượng dự án này. Các Nhà thầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đồng thời giao Khu Quản lý đường bộ 2 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) kiểm tra, rà soát hệ thống cọc tiêu, biển báo để đảm bảo an toàn giao thông khi tuyến đường được đưa vào khai thác.
QL3 mới Hà Nội-Thái Nguyên có chiều dài 63,8 km đi qua 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên và được chia thành 4 gói thầu xây lắp chính gồm các tuyến: Gia Lâm - Đông Anh (7km), Đông Anh - Yên Phong (10,8km); Yên Phong - Sóc Sơn (9km) và Sóc Sơn - Thái Nguyên (34,4km).
Trước đó, vào tháng 7, tuyến Sóc Sơn - Thái Nguyên đã được thông xe.
Theo ông Long, dự án đã thi công được tổng khối lượng đạt gần 88,5%. Các gói thầu của các nhà thầu cơ bản đã hoàn thành, đạt từ 83-95,5%. Cả 3 gói thầu còn lại, các nhà thầu đều đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đưa công trình về đích.
Đánh giá của chủ đầu tư dự án và liên doanh các nhà thầu cho thấy, công tác GPMB và xử lý nền đất yếu tại địa bàn các huyện ở Hà Nội bị chậm trễ nên ảnh hưởng tiến độ toàn dự án.
“Cả 3 gói thầu PK1 trên địa bàn Hà Nội đều dính nhà dân “chình ình” trên tuyến, bàn giao mặt bằng theo kiểu “xôi đỗ” (vẫn còn rải rác nhà dân) nên rất khó thi công”, đại diện Ban quản lý dự án 2 cho biết.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, ông Long cho biết, Ban Quản lý dự án 2 đã bố trí cán bộ trực 24/24 giờ trên hiện trường để đôn đốc, giải quyết mọi vướng mắc cho nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
“Đối với các đoạn còn vướng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ tiếp tục cùng các địa phương tháo gỡ dứt điểm đồng thời các nhà thầu dốc toàn lực, thi công tăng cường ngày đêm đảm bảo tiến độ thông xe của dự án.
Đại diện các nhà thầu đã cam kết sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại của các gói thầu trước ngày 10/1/2014”, ông Long khẳng định.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, Bộ GTVT đã yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát kiểm soát chặt để đảm bảo chất lượng dự án này. Các Nhà thầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đồng thời giao Khu Quản lý đường bộ 2 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) kiểm tra, rà soát hệ thống cọc tiêu, biển báo để đảm bảo an toàn giao thông khi tuyến đường được đưa vào khai thác.
Theo Vũ Điệp