Thêm một tổ chức muốn tham gia gói 30.000 tỷ đồng
“Nếu gói 30.000 tỷ này dành 4% cho Quỹ tài chính cộng đồng, tương đương với 1.200 tỷ đồng thì dự kiến sẽ có khoảng 36.000- 40.000 hộ dân sẽ có nhà ở trong vòng 1,5 đến 2 năm…”.
- 18-04-2014Bộ Xây dựng: Lãi vay gói 30.000 tỷ đồng 5% vẫn còn cao
- 18-04-2014NHNN kiến nghị tiếp tục nới điều kiện mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng
- 28-03-2014Cứu bất động sản: Bài học từ gói 30.000 tỷ đồng vẫn treo lơ lửng!
- 13-03-2014Mượn hơi gói 30.000 tỷ đồng, giới đầu cơ hốt bạc
- 21-02-2014Hà Nội: Thêm dự án khách hàng được vay ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng
Đó là kiến nghị được đưa ra tại buổi đối thoại chính sách với chủ đề “Quyền có chỗ ở phù hợp: Vai trò của cộng đồng đô thị trong tiến trình phát triển nhà ở” được Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat), Hiệp hội các Đô thị Việt Nam (ACVN) và Liên minh Quyền Nhà ở Châu Á (ACHR) cùng với các cơ quan của Quốc hội tổ chức ngày 13/5.
Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Trần Đình Long - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết: “Mặc dù có nhiều cố gắng của cả Nhà nước và xã hội nhưng cho đến hiện nay, việc bảo đảm quyền có chỗ ở hợp pháp của công dân cũng còn nhiều hạn chế.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự dịch chuyển lao động, dân cư diễn ra ào ạt tại các đô thị. Vấn đề nhà ở đô thị trở nên cấp thiết, nhất là việc giải quyết nhà ở cho người lao động nhập cư, người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, sinh viên, người có đất bị thu hồi có nhu cầu tái định cư”…
TS Nguyễn Quang- Giám đốc Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc (Un-Habitat)– cho rằng: “Chúng ta nên làm rõ quyền có nhà ở để mọi người hiểu rõ vai trò của chính mình trong quá trình phát triển nhà ở, đặc biệt là vai trò của Nhà nước và cộng đồng”.
“Quyền có nhà ở phù hợp, không yêu cầu Nhà nước xây dựng nhà ở cho toàn bộ người dân. Quyền này chỉ đòi hỏi một môi trường tạo điều kiện, khung pháp lý tạo điều kiện và các giải pháp phù hợp để mọi người dân có thể tham gia tích cực cùng Nhà nước phát triển nhà ở”- ông Nguyễn Quang nói.
Bà Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội các Đô thị Việt Nam chỉ ra rằng: "Việc phát triển nhà ở đô thị hiện đang xảy ra khủng hoảng thừa nhà ở thương mại, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp và người nghèo đô thị".
Cùng với đó, chất lượng nhà ở chưa được đảm bảo, giá thành xây dựng cao chưa phù hợp với khả năng chi trả củ nhiều nhóm dân cư có thu nhập thấp cũng như người nghèo đô thị. Nhất là còn nhiều khó khăn trong quá trình vay tiền mua nhà, ngay cả khi có gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo bà Vinh, thời gian qua cộng đồng cùng nhau tiết kiệm theo phương thức quỹ vay vòng vốn nên đã thực hiện cải tạo nhà ở cho những hộ gia đình có diện tích dưới chuẩn ở Khu tập thể may ở Hải Dương, cho khu dân cư tự phát ở Tân An, tháo gỡ quy hoạch treo ở Việt Trì, hay cùng nhau xây nhà giá rẻ của cộng đồng có thu nhập thấp ở một khu tập thể ở Thành phố Vinh….
Vì thế, bà Vinh kiến nghị: "Quỹ phát triển cộng đồng (CDF) như một “đại diện” quản lý vốn cho các cộng đồng được vay vốn từ gói 30.000 tỷ của Chính phủ để hỗ trợ các cộng đồng có nhu cầu cải tạo, xây dựng nhà ở".
Cụ thể hơn về kiến nghị này, bà Lê Diệu Ánh, Chuyên gia tài chính cộng đồng khẳng định, nếu gói 30.000 tỷ này dành 4% cho quỹ tài chính cộng đồng, tương đương với 1.200 tỷ đồng thì dự kiến sẽ có khoảng 36.000- 40.000 hộ dân sẽ có nhà ở trong vòng 1,5 đến 2 năm, đảm bảo không thất thoát một đồng nào.
Trao đổi thêm với PV về kiến nghị trên, bà Ánh cho hay, sở dĩ đề xuất được tham gia gói 30.000 tỷ ở mức 4% là bởi tại các đô thị đều cho biết tỉ lệ hộ nghèo là khoảng 4%, họ đang muốn giảm xuống 2%. Vì thế, chúng tôi mới đề xuất 4% đúng bằng tỉ lệ người nghèo để phát triển nhà ở cho đối tượng này.
“Sau buổi đối thoại này, chúng tôi sẽ có báo cáo chính thức gửi lên Ủy ban pháp luật Quốc hội và các đơn vị liên quan, đồng thời sẽ có các cuộc họp tiếp theo để giải trình cụ thể về kế hoạch thực hiện”, bà Ánh tiếp lời.
Tuy nhiên, TS Vũ Đình Ánh lại tỏ ra băn khoăn, ở nước ta đã có tài chính cộng đồng hay chưa? Nếu có nó thuộc về thể chế, sở hữu nào? Liệu cộng đồng tham gia vào gói 30.000 tỷ có chứng minh được sẽ thúc đẩy nhanh việc giải ngân gói này và đảm bảo an toàn, mục tiêu giải ngân của gói này hay không?
Có nhiều ý kiến khác tại buổi đối thoại cho rằng, các quỹ để xây dựng nhà cho người nghèo ở nước ta có nhiều nhưng sử dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, cần phải phát triển thị trường nhà ở giá rẻ, nếu chỉ chú trọng phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp thì sẽ không bền vững, bởi loại nhà này mang tính phi kinh tế thị trường.
Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Trần Đình Long - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết: “Mặc dù có nhiều cố gắng của cả Nhà nước và xã hội nhưng cho đến hiện nay, việc bảo đảm quyền có chỗ ở hợp pháp của công dân cũng còn nhiều hạn chế.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự dịch chuyển lao động, dân cư diễn ra ào ạt tại các đô thị. Vấn đề nhà ở đô thị trở nên cấp thiết, nhất là việc giải quyết nhà ở cho người lao động nhập cư, người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, sinh viên, người có đất bị thu hồi có nhu cầu tái định cư”…
TS Nguyễn Quang- Giám đốc Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc (Un-Habitat)– cho rằng: “Chúng ta nên làm rõ quyền có nhà ở để mọi người hiểu rõ vai trò của chính mình trong quá trình phát triển nhà ở, đặc biệt là vai trò của Nhà nước và cộng đồng”.
“Quyền có nhà ở phù hợp, không yêu cầu Nhà nước xây dựng nhà ở cho toàn bộ người dân. Quyền này chỉ đòi hỏi một môi trường tạo điều kiện, khung pháp lý tạo điều kiện và các giải pháp phù hợp để mọi người dân có thể tham gia tích cực cùng Nhà nước phát triển nhà ở”- ông Nguyễn Quang nói.
Bà Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội các Đô thị Việt Nam chỉ ra rằng: "Việc phát triển nhà ở đô thị hiện đang xảy ra khủng hoảng thừa nhà ở thương mại, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp và người nghèo đô thị".
Cùng với đó, chất lượng nhà ở chưa được đảm bảo, giá thành xây dựng cao chưa phù hợp với khả năng chi trả củ nhiều nhóm dân cư có thu nhập thấp cũng như người nghèo đô thị. Nhất là còn nhiều khó khăn trong quá trình vay tiền mua nhà, ngay cả khi có gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo bà Vinh, thời gian qua cộng đồng cùng nhau tiết kiệm theo phương thức quỹ vay vòng vốn nên đã thực hiện cải tạo nhà ở cho những hộ gia đình có diện tích dưới chuẩn ở Khu tập thể may ở Hải Dương, cho khu dân cư tự phát ở Tân An, tháo gỡ quy hoạch treo ở Việt Trì, hay cùng nhau xây nhà giá rẻ của cộng đồng có thu nhập thấp ở một khu tập thể ở Thành phố Vinh….
Vì thế, bà Vinh kiến nghị: "Quỹ phát triển cộng đồng (CDF) như một “đại diện” quản lý vốn cho các cộng đồng được vay vốn từ gói 30.000 tỷ của Chính phủ để hỗ trợ các cộng đồng có nhu cầu cải tạo, xây dựng nhà ở".
Cụ thể hơn về kiến nghị này, bà Lê Diệu Ánh, Chuyên gia tài chính cộng đồng khẳng định, nếu gói 30.000 tỷ này dành 4% cho quỹ tài chính cộng đồng, tương đương với 1.200 tỷ đồng thì dự kiến sẽ có khoảng 36.000- 40.000 hộ dân sẽ có nhà ở trong vòng 1,5 đến 2 năm, đảm bảo không thất thoát một đồng nào.
Trao đổi thêm với PV về kiến nghị trên, bà Ánh cho hay, sở dĩ đề xuất được tham gia gói 30.000 tỷ ở mức 4% là bởi tại các đô thị đều cho biết tỉ lệ hộ nghèo là khoảng 4%, họ đang muốn giảm xuống 2%. Vì thế, chúng tôi mới đề xuất 4% đúng bằng tỉ lệ người nghèo để phát triển nhà ở cho đối tượng này.
“Sau buổi đối thoại này, chúng tôi sẽ có báo cáo chính thức gửi lên Ủy ban pháp luật Quốc hội và các đơn vị liên quan, đồng thời sẽ có các cuộc họp tiếp theo để giải trình cụ thể về kế hoạch thực hiện”, bà Ánh tiếp lời.
Tuy nhiên, TS Vũ Đình Ánh lại tỏ ra băn khoăn, ở nước ta đã có tài chính cộng đồng hay chưa? Nếu có nó thuộc về thể chế, sở hữu nào? Liệu cộng đồng tham gia vào gói 30.000 tỷ có chứng minh được sẽ thúc đẩy nhanh việc giải ngân gói này và đảm bảo an toàn, mục tiêu giải ngân của gói này hay không?
Có nhiều ý kiến khác tại buổi đối thoại cho rằng, các quỹ để xây dựng nhà cho người nghèo ở nước ta có nhiều nhưng sử dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, cần phải phát triển thị trường nhà ở giá rẻ, nếu chỉ chú trọng phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp thì sẽ không bền vững, bởi loại nhà này mang tính phi kinh tế thị trường.
Theo Nguyễn Lê