Xây dựng sai phép vẫn đi kiện
Bị lấn đất, lấn không gian lại còn bị kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại. Chuyện tréo ngoe có thật đang diễn ra ở quận 5, TPHCM.
Xây nhà sai phép, kiện hàng xóm
Ông Trần Văn Sáu là chủ nhà 190 Phùng Hưng, P14Q5. Tháng 12-2005, ông Sáu được UBND Q5 cấp giấy phép xây dựng nhà diện tích 3,5m x 18,7m gồm một trệt, hai lầu và sân thượng. Xây dựng xong tầng trệt, thấy nếu xây chiều ngang 3,5m đúng theo giấy phép thì tường nhà ông và nhà bên cạnh sẽ có một khoảng trống, sợ nước thấm hai bên tường nên khi xây các tầng lầu, ông Sáu tự ý nới rộng chiều ngang lên 3,6m nhưng vẫn thuộc diện tích thửa đất theo sổ đỏ.
Bị UBND phường 14 phạt vi phạm hành chính và đình chỉ thi công, ông Sáu xin điều chỉnh thiết kế. Bà Tạ Hương là chủ hộ 188 liền kề khiếu nại trước đây giữa hai nhà có một bức tường chung dày 0,2m, khi xây dựng nhà mới, ông Sáu đã chiếm hết bức tường chung này và còn lấn sang diện tích không gian nhà bà. Do hai bên tranh chấp không hòa giải được, UBND Q5 ngừng việc xem xét điều chỉnh giấy phép xây dựng khiến công trình nhà 190 bị đình trệ, còn nhà 188 bị thấm dột hư hại nặng.
Cho rằng vì bà Hương khiếu nại nên công trình bị đình chỉ thi công, ông Sáu khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận 5, yêu cầu xác định lại ranh đất và đòi bà Hương bồi thường 182 triệu đồng thiệt hại gồm tiền công thợ, tiền bồi thường cho chủ thầu xây dựng, tiền thuê nhà gửi đồ trong thời gian bị tạm ngưng thi công, tiền mất thu nhập kinh doanh, tổn thất về sức khỏe và tinh thần. Bà Hương phản tố, yêu cầu ông Sáu trả lại một nửa bức tường chung giữa hai nhà và diện tích không gian bị lấn chiếm.
Sau khi trưng cầu giám định và xác định lỗi thuộc về chủ nhà 190, Tòa án nhân dân quận 5 xử sơ thẩm lần thứ nhất đã buộc ông Sáu phải tháo dỡ toàn bộ phần xây dựng lấn chiếm, bác yêu cầu đòi bà Hương bồi thường thiệt hại. Phía bà Hương cũng không được lấy lại một nửa bức tường chung. Hai bên đương sự cùng kháng cáo bản án này. Nhận thấy cấp sơ thẩm có sai sót trong quá trình tố tụng, TAND TPHCM đã hủy bản án số 02/DSST để xét xử lại.
Kết quả lần kiểm định xác nhận giữa hai nhà có bức tường chung, ông Sáu đã xây lấn hết bức tường này nhưng vì hai căn nhà đã tồn tại hơn 30 năm, khi các bên mua lại phải chấp nhận phần diện tích hiện hữu. Vì thế bản án sơ thẩm lần thứ hai xử cho ông Sáu được sử dụng toàn bộ bức tường chung, nhưng phải tháo dỡ phần diện tích xây lấn qua không gian nhà bà Hương, đồng thời phải khắc phục chống thấm do việc xây dựng gây ra. Một lần nữa tòa án xác định ông Sáu hoàn toàn có lỗi trong việc xây dựng lấn chiếm dẫn đến bị đình chỉ thi công, nên phải chịu chi phí kiểm định và không được đòi tiền bồi thường. Ông Sáu tiếp tục kháng cáo song không được cấp phúc thẩm chấp nhận.
Tháng 8-2010, bản án phúc thẩm số 928 của TAND TPHCM có hiệu lực thi hành. Bà Hương cho biết đã nộp đơn và các khoản tiền để thi hành án, nhưng nhùng nhằng mãi không thi hành được. Bất ngờ tháng 11-2013, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm cho rằng “tuy nhà 190 có lấn hệ thống khung cột và sàn bê-tông sang phần không gian phía trên thì cũng không làm ảnh hưởng đến kết cấu của nhà 188, nếu buộc chủ nhà 190 phải tháo dỡ phần xây dựng lấn sang có đảm bảo an toàn cho công trình hay không, nếu không đảm bảo độ an toàn thì có thể buộc nguyên đơn thanh toán cho bị đơn giá trị phần quyền sử dụng đất đã lấn chiếm”.
Bà Tạ Hương bức xúc: “Nhà 190 cố ý xây dựng sai phép, cố tình chiếm hết bức tường chung, lấn chiếm không gian thuộc quyền sở hữu của tôi, mà tòa án tối cao lại cho phép họ giữ nguyên phần xây dựng sai, đền bù là xong. Nếu cứ làm sai rồi khắc phục hậu quả bằng cách đền bù một ít tiền thì còn đâu là kỷ cương pháp luật?”. Được biết, phương án đề nghị ông Sáu “mua” phần đất đã lấn chiếm của bà Hương cũng đã được cấp sơ thẩm đặt ra, nhưng các đương sự không thương lượng được giá cả. Bà Tạ Hương cho hay nếu phiên tòa sắp tới ép bà nhận tiền đền bù thì chắc chắn việc kháng cáo sẽ tiếp tục kéo dài, vụ án không biết đến bao giờ mới kết thúc.
Theo Thu Hiền
Ông Trần Văn Sáu là chủ nhà 190 Phùng Hưng, P14Q5. Tháng 12-2005, ông Sáu được UBND Q5 cấp giấy phép xây dựng nhà diện tích 3,5m x 18,7m gồm một trệt, hai lầu và sân thượng. Xây dựng xong tầng trệt, thấy nếu xây chiều ngang 3,5m đúng theo giấy phép thì tường nhà ông và nhà bên cạnh sẽ có một khoảng trống, sợ nước thấm hai bên tường nên khi xây các tầng lầu, ông Sáu tự ý nới rộng chiều ngang lên 3,6m nhưng vẫn thuộc diện tích thửa đất theo sổ đỏ.
Bị UBND phường 14 phạt vi phạm hành chính và đình chỉ thi công, ông Sáu xin điều chỉnh thiết kế. Bà Tạ Hương là chủ hộ 188 liền kề khiếu nại trước đây giữa hai nhà có một bức tường chung dày 0,2m, khi xây dựng nhà mới, ông Sáu đã chiếm hết bức tường chung này và còn lấn sang diện tích không gian nhà bà. Do hai bên tranh chấp không hòa giải được, UBND Q5 ngừng việc xem xét điều chỉnh giấy phép xây dựng khiến công trình nhà 190 bị đình trệ, còn nhà 188 bị thấm dột hư hại nặng.
Cho rằng vì bà Hương khiếu nại nên công trình bị đình chỉ thi công, ông Sáu khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận 5, yêu cầu xác định lại ranh đất và đòi bà Hương bồi thường 182 triệu đồng thiệt hại gồm tiền công thợ, tiền bồi thường cho chủ thầu xây dựng, tiền thuê nhà gửi đồ trong thời gian bị tạm ngưng thi công, tiền mất thu nhập kinh doanh, tổn thất về sức khỏe và tinh thần. Bà Hương phản tố, yêu cầu ông Sáu trả lại một nửa bức tường chung giữa hai nhà và diện tích không gian bị lấn chiếm.
Vì tranh chấp, nhà bị bỏ hoang
Năm phiên tòa xử một bức tườngSau khi trưng cầu giám định và xác định lỗi thuộc về chủ nhà 190, Tòa án nhân dân quận 5 xử sơ thẩm lần thứ nhất đã buộc ông Sáu phải tháo dỡ toàn bộ phần xây dựng lấn chiếm, bác yêu cầu đòi bà Hương bồi thường thiệt hại. Phía bà Hương cũng không được lấy lại một nửa bức tường chung. Hai bên đương sự cùng kháng cáo bản án này. Nhận thấy cấp sơ thẩm có sai sót trong quá trình tố tụng, TAND TPHCM đã hủy bản án số 02/DSST để xét xử lại.
Kết quả lần kiểm định xác nhận giữa hai nhà có bức tường chung, ông Sáu đã xây lấn hết bức tường này nhưng vì hai căn nhà đã tồn tại hơn 30 năm, khi các bên mua lại phải chấp nhận phần diện tích hiện hữu. Vì thế bản án sơ thẩm lần thứ hai xử cho ông Sáu được sử dụng toàn bộ bức tường chung, nhưng phải tháo dỡ phần diện tích xây lấn qua không gian nhà bà Hương, đồng thời phải khắc phục chống thấm do việc xây dựng gây ra. Một lần nữa tòa án xác định ông Sáu hoàn toàn có lỗi trong việc xây dựng lấn chiếm dẫn đến bị đình chỉ thi công, nên phải chịu chi phí kiểm định và không được đòi tiền bồi thường. Ông Sáu tiếp tục kháng cáo song không được cấp phúc thẩm chấp nhận.
Tháng 8-2010, bản án phúc thẩm số 928 của TAND TPHCM có hiệu lực thi hành. Bà Hương cho biết đã nộp đơn và các khoản tiền để thi hành án, nhưng nhùng nhằng mãi không thi hành được. Bất ngờ tháng 11-2013, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm cho rằng “tuy nhà 190 có lấn hệ thống khung cột và sàn bê-tông sang phần không gian phía trên thì cũng không làm ảnh hưởng đến kết cấu của nhà 188, nếu buộc chủ nhà 190 phải tháo dỡ phần xây dựng lấn sang có đảm bảo an toàn cho công trình hay không, nếu không đảm bảo độ an toàn thì có thể buộc nguyên đơn thanh toán cho bị đơn giá trị phần quyền sử dụng đất đã lấn chiếm”.
Bà Tạ Hương bức xúc: “Nhà 190 cố ý xây dựng sai phép, cố tình chiếm hết bức tường chung, lấn chiếm không gian thuộc quyền sở hữu của tôi, mà tòa án tối cao lại cho phép họ giữ nguyên phần xây dựng sai, đền bù là xong. Nếu cứ làm sai rồi khắc phục hậu quả bằng cách đền bù một ít tiền thì còn đâu là kỷ cương pháp luật?”. Được biết, phương án đề nghị ông Sáu “mua” phần đất đã lấn chiếm của bà Hương cũng đã được cấp sơ thẩm đặt ra, nhưng các đương sự không thương lượng được giá cả. Bà Tạ Hương cho hay nếu phiên tòa sắp tới ép bà nhận tiền đền bù thì chắc chắn việc kháng cáo sẽ tiếp tục kéo dài, vụ án không biết đến bao giờ mới kết thúc.
Theo Thu Hiền