MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính sách tiền tệ hướng tới tăng trưởng kinh tế

Chính sách tiền tệ năm nay sẽ ưu tiên hỗ trợ thanh khoản và tăng trưởng kinh tế.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng
287 bài viết

Dự báo mặt bằng lãi suất có thể giảm từ 1-2% trong năm nay. Đây là nhận định được đưa ra tại báo cáo "Thị trường tài chính Việt Nam 2022, triển vọng 2023" do Ngân hàng Phát triển châu Á ADB và Ngân hàng BIDV công bố.

Báo cáo nhận định trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, chính sách tiền tệ trong nước đã có sự chủ động, linh hoạt, thông qua 2 đợt hạ lãi suất điều hành gần đây. Lãi suất hạ nhiệt sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tín dụng, vốn đã tăng trưởng chậm trong quý 1.

Chính sách tiền tệ hướng tới tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV.

"Hy vọng tín dụng từ quý 3 sẽ nhanh hơn nhờ phục hồi bất động sản và xuất khẩu tăng nhanh hơn, dự đoán tích cực từ 13-14% hoặc 14-15%", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, nhận định.

Tuy nhiên, nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam có thể chịu tác động bởi nhiều yếu tố như sự suy giảm cầu xuất khẩu, tiêu dùng, hay rủi ro liên thông giữa thị trường tài chính và bất động sản bởi có đến 65% tài sản thế chấp khoản vay ngân hàng hiện là BĐS, vì thế, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách.

"Chúng ta đang dần đi vào thực hiện chính sách lành mạnh hóa trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản, đây là điều kiện kiên quyết rất quan trọng để chính sách tiền tệ có thể chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, phục hồi kinh tế", ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng tổ chức ADB tại Việt Nam nhận định: "Để giải quyết thị trường vốn, tập trung ngăn chặn đà sụt giảm của nền kinh tế, tất cả các biện pháp tài khóa, đầu tư công, kể cả an sinh xã hội đều cần xử lý chặt chẽ".

Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, hướng tới giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, đồng thời, cần hoàn thiện thể chế để thu hút các dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế, hỗ trợ cho thị trường vốn trong nước.

Theo Chu Linh

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên