MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính thức được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: CTCK có thể đầu tư tối đa 30% vốn chủ sở hữu

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cánh cửa tiếp theo trong quá trình hội nhập nền kinh tế mà cụ thể là đối với các giao dịch vốn đã chính thức được mở ra với Thông tư 105/2016 hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Trước đây, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai theo các cam kết quốc tế. Trước hết là việc mở cửa, khuyến khích các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ban đầu là đầu tư trực tiếp, rồi đến đầu tư gián tiếp. Sau đó, Việt Nam đã từng bước cho phép các dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, do tính chất linh hoạt và rủi ro cao nên Việt Nam vẫn chưa thực hiện mở cửa đối với dòng vốn này.

Sau Nghị định 135/2015/NĐ-CP Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được Thủ tướng ban hành, mới đây, Thông tư 105/ TT-BTC của Bộ Tài chính đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Theo đó, việc đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam hiện mới chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Chỉ công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán mới được đầu tư hoặc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tổ chức tự doanh có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán (CTCK, Công ty Quản lý quỹ), để được chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, các tổ chức này cần nộp Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Một số nội dung quan trọng cần có trong hồ sơ này bao gồm Biên bản họp và nghị quyết của ĐHĐCĐ/ Hội đồng thành viên/chủ sở hữu thông qua việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (quốc gia dự kiến đầu tư, mức vốn dự kiến đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tài sản dự kiến đầu tư, hiệu quả đầu tư dự kiến và các thông tin khác); Quy trình nội bộ về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;...

Đối với DN kinh doanh bảo hiểm, tổ chức này cần nộp Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán sẽ thông qua công ty quản lý quỹ nộp hồ sơ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Các tổ chức sẽ cần đăng ký hạn mức tự doanh với Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày NHNN xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, công ty chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm tự doanh đầu tư gián tiếp và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (chỉ áp dụng với công ty quản lý quỹ). Các tổ chức này chỉ được đầu tư ra nước ngoài trong một giới hạn cho phép được quy định tại các điều trong Thông tư về "Tỷ lệ đầu tư an toàn".

Như với trường hợp của công ty chứng khoán, tổ chức này được đầu tư, ủy thác đầu tư vào các loại công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và không được vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được NHNN xác nhận. Trường hợp phát sinh khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổng mức đầu tư, ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không quá ba mươi phần trăm (30%) vốn chủ sở hữu tính theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không được vượt quá giá trị được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi Số lớn hơn giữa vốn pháp định và biên khả năng thanh toán tối thiểu; và Số tiền đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (nếu có).

Theo Thanh Thủy

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên