Cho thuê quần áo hàng hiệu: Ngành kinh doanh phất lên chóng vánh nhưng sớm lụi tàn
Thời trang cho thuê, mặc dù nổi đình đám trong một thời gian, song lại không phải là một xu hướng mua hàng thích hợp về lâu dài đối với người tiêu dùng.
- 01-02-2023Nhà tân hôn gần 300 tỷ đồng của Song Joong Ki và vợ ngoại quốc
- 01-02-2023Ngôi nhà mang phong cách Wabi Sabi của nữ nhà văn cá tính: Vẻ đẹp nguyên sơ trong từng chi tiết, ngắm là muốn xây một căn ở phố biển
- 01-02-2023Chiến dịch quảng cáo đỉnh cao khiến kim cương trở thành món trang sức khiến phụ nữ ao ước
- 01-02-2023Lẩu mắm U Minh: Đậm đà bản sắc mà hồn hậu dân dã như người dân đất Mũi Cà mau
- 01-02-2023Nhà đầu tư đại tài 99 tuổi tiết lộ: Chỉ cần hiểu được 3 giá trị này, bạn sẽ tìm được lối tắt để làm giàu
Xu hướng thời trang mới nổi nhưng nhanh chóng gặp khó khăn
Khi Carrie Johnson, vợ của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, lần đầu mặc quần áo thuê tham dự sự kiện vào năm 2019, cả ngành báo chí và thời trang đã bị khuấy động.
Các tờ báo liên tục đưa tin về bộ quần áo của bà và tuyên bố rằng "chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của kỷ nguyên mới: kỷ nguyên ngành cho thuê quần áo". Nối tiếp cơn sốt đó, một số nền tảng online như Rent the Runway và The Rotation đã ra đời, cho phép mọi người thuê quần áo và phụ kiện từ các nhà thiết kế và thương hiệu lớn.
Phu nhân Carrie Johnson trong bộ váy thuê
Tuy nhiên, thời trang vốn là một ngành luôn thay đổi chóng mặt, vậy nên sau 4 năm, cuộc cách mạng cho thuê đồ dần đi vào giai đoạn suy yếu.
Vào năm 2022, các công ty cho thuê nổi tiếng như Seasons và The Rotation đã đóng cửa và các cổ đông của Rent the Runway mất hàng trăm nghìn USD khi giá cổ phiếu giảm vào mùa thu cùng năm.
Chưa hết, có thông tin cho rằng Rent the Runway đang xây dựng một cửa hàng trên nền tảng trực tuyến Amazon để “thanh lý" hết nhưng bộ quần áo mà họ đã dùng để cho thuê trước đây.
Các công ty cho thuê quần áo vật lộn để duy trì sự quan tâm của công chúng
Thử thách đến từ tiền vốn và quy trình phức tạp
Jennifer Hyman, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Rent the Runway, chia sẻ: “Việc hợp tác với Amazon mang đến cho công ty một mức độ nhận biết thương hiệu đáng kinh ngạc. Chúng tôi tin rằng những mối quan hệ chiến lược như thế này có thể kích thích tăng trưởng cho hoạt động của cửa hàng".
Tuy nhiên, sự thật có lẽ không đơn giản như vậy. Kate McNaughton, một nhà phân tích kinh doanh về thời trang cho biết: “Cho thuê luôn là một hoạt động kinh doanh rắc rối đối với hầu hết các công ty. Tất cả những gì mà họ cần làm không chỉ dừng ở việc gửi một bộ quần áo cho khách, mà hơn cả thế, là một quy trình hậu cần phức tạp”.
“Điều đầu tiên và đáng chú ý nhất cần phải quan tâm khi bắt đầu kinh doanh là khoản đầu tư đáng kể vào quần áo hàng hiệu với nhiều kích cỡ khác nhau, và chúng vốn không hề rẻ", nhà phân tích nhấn mạnh.
Tiền vốn là thử thách lớn nhất với các cửa hàng cho thuê quần áo
Quả thật, tuy cùng kinh doanh theo một hình thức đặt hàng trực tuyến, song những công ty như Uber (cung cấp dịch vụ giao thông vận tải) hoặc Airbnb (đặt và cho thuê căn hộ) chưa bao giờ phải tự bỏ tiền ra để mua tài sản ban đầu, mà tất cả đều đến từ bên thứ 3 mà họ hợp tác.
Chẳng hạn như đối với Uber, những người nào có xe riêng và có nhu cầu chạy dịch vụ đều có thể đăng ký tài khoản và kiếm tiền bằng chính chiếc xe của mình và Uber đóng vai trò quan trọng nhất là liên kết giữa khách hàng với người lái.
Trong khi đó, để kinh doanh thời trang cho thuê, hầu hết các công ty phải bỏ ra một số tiền khổng lồ ngay từ ban đầu để mua quần áo - hầu hết là những món đồ hàng hiệu đắt tiền. Một số báo cáo cho thấy mỗi bộ quần áo phải được cho thuê ít nhất 10 lần trước khi chúng bắt đầu tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Phải mất một thời gian dài trước khi mỗi bộ quần áo có thể tạo ra lợi nhuận
Không những thế, nhược điểm của dịch vụ này còn nằm ở chi phí và trình tự phức tạp. Nhiều công ty sẽ thu hút khách hàng bằng cách cung cấp những chiếc váy thiết kế lộng lẫy với mức giá hấp dẫn khoảng 20 USD.
Ban đầu, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng mình đã tiết kiệm được rất nhiều tiền mua quần áo, cho đến khi họ đọc bảng giá cẩn thận và nhận ra rằng mỗi kiện trang phục phải được thuê ít nhất là trong 4 ngày. Chưa hết, trước khi trả người thuê cũng phải mang quần áo đi giặt khô, có nghĩa là mức phí đã nhanh chóng vượt quá 100 USD.
Bộ quần áo có thể rất sang trọng và đẹp nhưng thời gian mặc vài tiếng không đáng để chi trả hơn 100 USD
Thuê quần áo không thực sự tiết kiệm
Trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng để mua những bộ trang phục hàng hiệu. Mọi người thường chỉ mua quần áo đẹp vào những dịp nhất định, chẳng hạn như tham dự tiệc cưới hoặc sự kiện quan trọng, song những nhãn hiệu thời trang bình dân cũng hoàn toàn có thể đáp ứng được tiêu chí vừa đẹp vừa rẻ.
Chính vì thế, sau những giây phút “nổi hứng" nhất thời, người tiêu dùng sẽ nhận ra rằng họ không cần những bộ trang phục hàng hiệu đến vậy. Việc chi trả khoản tiền lớn chỉ để mặc một bộ quần áo hàng hiệu không thuộc sở hữu của mình không phải là lựa chọn khôn ngoan. Thay vào đó, họ có thể dùng 100 USD để mua nhiều bộ trang phục với giá cả phù hợp túi tiền.
Người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua nhiều bộ quần áo khác nhau từ số tiền đi thuê hàng hiệu
Bên cạnh đó, việc thuê đồ cũng có những bất cập khác. Người thuê thường phải chờ đợi 2 đến 3 ngày để nhận được quần áo của mình, chưa kể trường hợp bên cung cấp có thể giao nhầm kích cỡ hoặc nhầm màu.
Khi sử dụng, đa số mọi người cùng phải cẩn thận hết mức vì sợ sẽ chẳng may làm hỏng hoặc làm bẩn bộ trang phục, điều này sẽ khiến người dùng không được thoải mái trong quá trình sử dụng.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ quần áo hiện nay có rất nhiều mức giá khác nhau, giữa một bộ trang phục đắt tiền chỉ được sở hữu vài tiếng và một bộ trang phục có mức giá phải chăng được sở hữu mãi mãi, hầu hết người tiêu dùng sẽ lựa chọn vế sau.
Chính vì những khó khăn lớn như vậy, tương lai của ngành cho thuê quần áo hàng hiệu sẽ khó có thể nói trước được điều gì.
Phụ nữ Việt Nam