Chợ truyền thống "chết dần" ở nông thôn nhưng vẫn sống ổn ở thành thị?
Người tiêu dùng tiếp tục mua sắm tại nhiều kênh khác nhau, khẳng định chiến lược “đa kênh” là điều cần thiết đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ.
- 03-08-2019Vì sao khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh?
- 03-08-2019Khách Malaysia bay sang Việt Nam phải đóng "phí chia tay" bao nhiêu?
- 03-08-2019Thị trường bán lẻ: doanh nghiệp không nên "bỏ trứng vào một giỏ"
Theo báo cáo Báo cáo Cập nhật thị trường Hàng tiêu dùng nhanh của Worldpanel Division, trong quý II/2019, có thể nói, hầu hết các kênh mua sắm đều đạt kết quả tốt ở khu vực thành thị: bán hàng online, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, đại siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa... Người tiêu dùng tiếp tục mua sắm tại nhiều kênh khác nhau, khẳng định chiến lược “đa kênh” là điều cần thiết đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ.
Kênh bán hàng online thắng lớn với tăng trưởng lên đến 53%, theo sau đó là mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini với tăng trưởng 22% giá trị. Trong các mô hình, chỉ có các tiệm tạp hóa nhỏ là giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Ở nông thôn, cửa hàng tạp hóa quy mô vừa vẫn là kênh tăng trưởng nhanh nhất đồng thời tiếp tục mở rộng thị phần. Đáng ngạc nhiên là chợ truyền thống trong khi vẫn tăng trưởng 5% ở thành thị thì lại sụt giảm 5% ở vùng nông thôn.
Báo cáo cũng tiết lộ, trong dài hạn, thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang nóng dần lên, đạt tốc độ tăng trưởng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái ở khu vực nông thôn. Xét về ngắn hạn, chi tiêu cho FMCG tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý II và nhiều khả năng theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế 6%-7% cho cả năm 2019.
Ở thành thị (4 thành phố chính), tất cả các ngành hàng tiêu dùng nhanh ngoại trừ thức uống đều tăng trưởng tốt, đặc biệt là ngành hàng đồ chăm sóc cá nhân với hai chữ số. Trong khi đó ở nông thôn, sữa và sản phẩm từ sữa tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu thị trường FMCG với mức tăng trưởng ấn tượng.
Báo cáo đánh giá, cùng với chỉ số CPI thấp, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng trưởng ổn định, dù chậm hơn cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cần nhiều nỗ lực hơn để tận dụng tối đa CPTPP và EVFTA qua đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 là 6.8%.