Chơi "dai" nhất trong cuộc chiến giá rẻ, chuỗi bán lẻ di động thừa nhận gần như không có lợi nhuận
Giá bán các dòng iPhone, Samsung đã liên tục giảm mạnh trong suốt cuộc chiến giá rẻ, khiến lợi nhuận của chuỗi bán lẻ gần như bằng không, có nơi gồng lỗ khi giảm giá để giữ thị phần.
- 30-07-2023Phát hiện số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không xuất xứ
- 28-07-2023Mua sầu riêng trên Facebook, người phụ nữ bị lừa mất gần 1 tỷ: Ai dùng điện thoại Android đều có nguy cơ thành nạn nhân!
- 27-07-2023Điện thoại rung lên trong túi quần nhưng bỏ ra lại không hề có cuộc gọi nào: Hiện tượng "ma quái" này là gì mà nhiều người sợ hãi?
Tâm lý thận trọng, trì hoãn trong quyết định chi tiêu đối với các sản phẩm, xu hướng tiết kiệm chi tiêu đang ảnh hưởng đến rất nhiều ngành hàng. Từ đầu quý 2, thị trường công nghệ khá ảm đạm. Để kích cầu doanh số, các chuỗi bán lẻ đã liên tục giảm giá sản phẩm, tạo nên cuộc chiến giá rẻ vô cùng "khốc liệt".
Khơi mào cho cuộc chiến, chiến lược của Thế giới di động đã tạo ra bức tranh khác lạ trên thị trường bán lẻ. Các dòng sản phẩm Apple và một số flagship của Samsung giảm giá rất mạnh. Các nhà bán lẻ khác như FPT Shop, CellphoneS, Di Động Việt... cũng tham gia để kéo thị phần. Tuy nhiên, về lợi nhuận, có chuỗi bán lẻ thừa nhận không mấy khởi sắc.
Hệ thống Di Động Việt - hệ thống chơi "dai" bậc nhất trong cuộc chiến giá rẻ cho biết, doanh số trong quý 2 vừa qua chỉ tăng trưởng nhẹ khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận tại hệ thống trong nhiều năm qua.
Sức bán trong tháng 5, 6 đã liên tục tăng trưởng khoảng 20 - 30% sau khi tham gia cuộc chiến giá rẻ, nhưng doanh thu của hệ thống này cũng chỉ tăng trưởng nhẹ khoảng 10% so với cùng kỳ và gần như không có lợi nhuận trong quý 2/2023.
Các chuỗi bán lẻ tăng tốc giành thị phần.
Mặc dù chiến lược cạnh tranh giá đang chứng minh có thể giúp doanh nghiệp giành thêm được thị phần thông qua việc gia tăng lượng khách hàng mới đang cần chia sẻ gánh nặng về giá, tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Thế giới di động ở mảng điện thoại, điện máy cũng chỉ hồi phục 7,6% so với quý trước. Trong quý 2/2023, Thế giới di động công bố doanh thu mảng điện thoại, điện máy (MCE) đạt 21.500 tỷ đồng (từ mức thấp nhất 10 năm với 20.000 tỷ trong quý 1), giảm 20,1% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫu vậy, nhận định về thị trường, báo cáo phân tích về ngành bán lẻ công bố mới đây của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng biên lợi nhuận đã chạm đáy trong quý 2/2023 do áp lực cạnh tranh giá đã giảm bớt khi tồn kho bình thường hóa và triển vọng nhu cầu cải thiện.
Báo cáo này nhận định, cuộc chiến về giá sẽ sớm kết thúc khi tiêu thụ được cải thiện, các chuỗi như Thế giới di động hay FPT Retail giành thêm thị phần và sản phẩm mới ra mắt, trong đó các dòng sản phẩm iPhone. Thị trường công nghệ có nhiều dư địa cho giá và biên lợi nhuận cải thiện trong thời gian tới.
Các dòng sản phẩm mới của Samsung hay Apple được kỳ vọng sẽ làm thị trường khởi sắc hơn.
Chia sẻ thêm, bà Phùng Phương (Di động Việt) dự đoán trong nửa cuối năm 2023, thị trường sẽ dần khởi sắc và có thể khôi phục vào cuối năm nay, với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn trong nửa cuối năm, như Back to school, Black Friday… và loạt flagship mới của Samsung và Apple, như Galaxy Z Fold5|Z Flip sẽ được lên kệ sớm vào ngày 11/8, hay dòng iPhone mới cũng sắp được ra mắt trong thời gian tới.
"Chúng tôi kỳ vọng trong nửa cuối năm nay thị trường sẽ hồi phục trở lại, doanh số của hệ thống cũng sẽ tăng trưởng từ 20 - 30% so với nửa đầu năm 2023", bà Phương nhận định.
Phụ nữ số