Chọn làm chủ doanh nghiệp thay vì bà bán bánh mì Minh Nhật: Đâu là nút thắt cho việc thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp?
Hơn 5 triệu hộ kinh doanh trên cả nước hiện đang đóng góp gần 30% GDP có thể sẽ phải chuyển đổi thành doanh nghiệp trong tương lai, nếu dự thảo Luật doanh nghiệp 2014 được sửa đổi, bổ sung đưa các hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh.
- 04-04-2020"Cha đẻ" bánh mì thanh long – Kao Siêu Lực: Doanh số ABC Bakery đã giảm hơn 50%, mùa dịch bán hàng chẳng mong lời, chỉ cần không lỗ!
- 23-03-2020"Vua bánh mì" Kao Siêu Lực sáng chế loại bánh dành tặng riêng các y bác sỹ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19: Chất dinh dưỡng tương đương một bữa ăn, để 1 tuần vẫn ngon
- 28-12-2019Người phụ nữ “nghỉ hưu non” để khởi nghiệp với loại bánh mì giá 200.000 đồng/chiếc
Lợi thế của mô hình doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
"Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh."
Tuy nhiên việc chọn mô hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp cũng là quyết định khá đau đầu với người mới kinh doanh. Là chủ chuỗi cửa hàng bánh mỳ Minh Nhật, Hoàng Minh Nhật từng phân vân chọn mô hình kinh doanh hộ kinh doanh hay doanh nghiệp và sự lựa chọn cuối cùng đã mang lại nhiều ưu thế để phát triển trong tương lai.
"Vì nhận thấy kinh doanh hộ cá thể có nhiều hạn chế quy mô chỉ được dưới 10 người, không thể xuất được hóa đơn giá trị gia tăng khi khách hàng yêu cầu. Sau quá trình 6 năm hoạt động thì tôi thấy quyết định của mình rất đúng đắn khi hệ thống đã phát triển được 15 điểm bán cũng như có thể dễ dàng xây dựng thương hiệu để khách hàng tin dùng, tiếp cận nguồn vốn khi cần thiết", Minh Nhật trả lời phỏng vấn VTV.
Theo quy định pháp luật, hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm hạn chế như Minh Nhật chia sẻ:
- Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu hình chữ nhật, có tên hộ kinh doanh và địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế (nếu cần).
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình
- Hộ cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm
- Được phép sử dụng không quá 10 lao động
Chính điều này tạo ra những điểm bất lợi như:
- Không được bảo vệ thương hiệu,
- Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc
- Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu .
- Không có tư cách pháp nhân
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh
- Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún
- Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
"Khi chỉ là hộ cá thể thì sẽ vẫn còn rất nhiều trở ngại khó khăn mà chúng ta không thể nào làm được. Chính vì thế ban đầu chúng tôi lựa chọn việc đăng ký doanh nghiệp.", chị Vũ Hương Quỳnh, Giám đốc công ty TNHH Ả Đào LOCAL chia sẻ về quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh là doanh nghiệp.
Làm sao để hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp
Việc chuyển đổi này được kỳ vọng sẽ đem lại một môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi hơn cho khối kinh tế này. "Chỉ 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký thì chúng ta sẽ đưa vào Luật doanh nghiệp điều chỉnh lần này. Và khi đưa hộ kinh doanh vào diện điều chỉnh của luật doanh ngiệp sẽ đảm bảo môi trường bình đẳng hơn", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết.
Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, nếu việc chuyển đổi được áp dụng một cách máy móc và áp đặt cho tất cả các hộ kinh doanh thì sẽ có những khó khăn nảy sinh.
Để khuyến khích chuyển đổi tất cả 5 triệu hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Câu chuyện xây dựng mô hình nhượng quyền, phát triển từ gánh xôi lên thành doanh nghiệp của chị Nguyễn Tuyết Nhung là một ví dụ khi phải tốn rất nhiều công sức và chi phí.
"Để làm một hộ cá thể ví dụ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm khá dễ dàng nhưng để lên công ty và làm được giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như đúng chuẩn nhà nước quy định thì với họ cần 10 năm thậm chí 15 năm", chị Nhung chia sẻ.
Hiện nhiều người kinh doanh như chị Nhung vẫn chọn mô hình hộ cá thể bởi những ưu điểm và quyền lợi của hộ kinh doanh cá thể như:
- Tránh được các thủ tục rườm rà.
- Không phải khai thuế hằng tháng.
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
- Quy mô gọn nhẹ.
- Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
- Được áp dụng chế độ thuế khoán.
Ở góc độ vĩ mô, ông Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ướng cho rằng nếu không xem hộ kinh doanh là doanh nghiệp thì không nên đưa vào Luật doanh nghiệp vì đây là một thứ khác doanh nghiệp. Ông cho rằng việc đưa vào 3 hay 4 điều luật về hộ kinh doanh như vậy giống việc cấy vật ký sinh vào một vật thể. Trong khi việc sống ký sinh thì theo ông không có môi trường tốt để vật ký sinh phát triển.
Với khả năng quản trị hạn chế trong khi lại có quá nhiều thủ tục hành chính phải làm đang được cho là những lý do khiến hộ kinh doanh ngại chuyển đổi thành doanh nghiệp. Do đó, thủ tục chuyển đổi nếu thuận tiện, có lợi hơn mô hình hiện tại thì không cần bắt buộc hay thúc ép, nhiều hộ kinh doanh sẽ tự nguyện chuyển đổi trong thời gian tới.
Nhịp sống kinh tế