[Chọn sách cho nhà đầu tư] Nguyên tắc xác định thị trường đạt đỉnh và thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu
Thị trường chứng khoán là một con thú mâu thuẫn đến điên cuồng. Những nhà đầu tư chứng khoán thành đạt nhất chính là những người luôn bắt kịp nhịp với thị trường, cưỡi lên lưng thú dữ chứ không phải đang cố thể hiện hiệu ứng đi ngược chiều thị trường…
- 26-11-2017[Chọn sách cho nhà đầu tư] Trên đỉnh phố Wall: Đừng chọn cổ phiếu chỉ vì bạn yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp đó
- 05-11-2017[Chọn sách cho nhà đầu tư] Đầu tư phi lý trí - "Trí não thằn lằn" và bí quyết giảm rủi ro đầu tư
- 29-10-2017[Chọn sách cho nhà đầu tư] Cổ phiếu thường - Lợi nhuận phi thường
Với cuốn sách “Những nguyên tắc nền tảng trong kinh doanh chứng khoán”, tác giả John Boik sử dụng lời văn để phác họa qua chân dung của những nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại nhất mọi thời đại. Từ đó tập trung vào những giao dịch mang tính chất lịch sử và các chiến lược thành công đằng sau những nhân vật đó.
Với sự hỗ trợ chuyên biệt của các dữ liệu và biểu đồ của tờ Innvestor's Business Daily, ông nghiên cứu về việc thị trường đã vận hành như thế nào trong thế kỷ qua, và làm cách nào mà từng doanh nhân đó lại tận dụng được các cơ hội từ các tình hình trên thị trường. Đồng thời ông còn cung cấp cho độc giả các chi tiết cụ thể về hàng loạt các thương vụ giao dịch quan trọng, làm nổi bật trên cơ sở mô tả một bức tranh chi tiết về kinh tế, chính trị và thị trường chứng khoán trong đó các doanh nhân chứng khoán hàng đầu đã xây dựng sự nghiệp của mình.
Mội trong những nhà đầu tư chứng khoán vĩ đạt mà John Boik hâm mộ - William J.O'Neil đã từng một lần miêu tả thị trường chứng khoán là "một con thú mâu thuẫn đến điên cuồng". Đối với ông, những nhà đầu tư chứng khoán thành đạt nhất chính là những người luôn hòa nhịp với thị trường chứ không phải đi ngược chiều với thị trường. Trong cuốn sách này, tác giả là một người đoạt nhiều giải thưởng về đầu tư, đồng thời cũng là một sử gia, John Boik sẽ nêu lên việc làm thế nào mà O'Neil, và những doanh nhân khác, đã cưỡi lên"con thú dữ" đó để tạo lập nên một sản nghiệp lớn qua những thời khắc huy hoàng lẫn những thời kỳ đen tối để bạn và tôi cũng có thể làm được như vậy.
Chúng ta có thể học hỏi từ những con người như Bernard Baruch, Jesse Livermore, Gerald Loeb, Richard Wyckoff và Jim Roppel những bài học kinh nghiệm qua cuốn sách như:
Xác định những trọng điểm khi thị trường đạt đỉnh
Khi những thông tin tích cực được đưa ra liên tục cũng là lúc nhà đầu tư cần lưu ý về vùng đỉnh của thị trường. Lý do đơn giản bởi thông thường thị trường thường phản ánh trước những thông tin được đưa ra và khi những thông tin tốt được công bố rộng rãi cũng có thể nhiều nguy cơ thị trường đang ở tại vùng đỉnh.
Tại vùng đỉnh thị trường, tâm lý nhà đầu tư rất hưng phấn. Đa phần trạng thái tài khoản nhà đầu tư lúc này thường ở mức full margin để gia tăng thêm sức mua. Đây cũng là lý do khiến margin tại các công ty chứng khoán luôn căng cứng mỗi khi thị trường gần tạo đỉnh.
Bên cạnh đó hầu hết các cổ phiếu dẫn dắt thị trường tăng điểm trong giai đoạn trước đó sẽ chịu áp lực bán mạnh và khó tăng điểm dù thanh khoản rất cao. Điều này cho thấy dòng tiền không còn đủ để đẩy cổ phiếu lên và các cổ phiếu đang chịu áp lực bán mạnh từ các nhà đầu tư nắm giữ. Lúc này đây nhà đầu cần theo dõi trạng thái thị trường, nếu xuất hiện một phiên giao dịch thanh khoản đột biến mà hầu hết giá cổ phiếu được đẩy lên mạnh vào đầu phiên giao dịch nhưng mau chóng suy yếu và đảo chiều thì lúc đó thị trường có khả năng đã xác nhận đạt đỉnh.
Khám phá thời điểm thích hợp nhất để mua vào các cổ phiếu dựa trên sự xuất hiện các xu hướng mới
Thông thường chiến lược đầu tư khi nhấn lệnh mua cổ phiếu của các NĐT lỗi lạc thường tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt như tìm kiếm 1 công ty có doanh thu và lợi nhuận tăng đều trong một thời gian dài (thông thường điều đó đa số đều được thể hiện trên BCTC của DN). Ngoài ra việc bạn tìm ra một công ty có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững giúp bảo vệ nó khỏi đối thủ và giữ chân khách hàng, bạn có thể dự đoán chắc chắn rằng lợi nhuận và giá trị cổ phiếu của công ty mình đầu tư sẽ tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó còn có một số tiêu chí khác mà tác giả liệt kê đúc kết từ các bậc thầy chứng khoán ra như việc thực hiên tìm kiếm công ty mà luôn có yếu tố tăng trưởng trong tương lai (như DN sẽ có kế hoạch phát triển sản phẩm mới, nâng công suất cải thiện sản xuất hay như công ty đang triển khai mở rộng các thị trường tiềm năng mới…)
Đồng thời việc tìm ra một doanh nghiệp có ban lãnh đạo trung thực và tâm huyết, có đầu tư tài sản của mình và làm việc vì lợi ích của đa số cổ đông cũng là một yếu tố mang tính trọng yếu tác giả muốn nhắn gửi trong việc chọn tìm “cổ phiếu vàng”.
Nắm được lúc nào cần bán ra cổ phiếu để bảo toàn và gia tăng lợi nhuận
Đa phần mọi quyết định mua có vẻ luôn đơn giản và dễ chịu hơn quyết định bán ra cổ phiếu. Nhiều người tự động bán những cổ phiếu tăng giá do lo ngại giá sẽ giảm trở lại và giữ lại những cổ phiếu thất bại với hy vọng giá sẽ tăng. Chiến lược này tỏ ra thất bại vì đều lệ thuộc vào giá cổ phiếu như một tín hiệu cơ bản của công ty.
Những lời nhắc nhở cụ thể như " Bán trước khi tỷ lệ lãi suất tăng" hay " Bán trước khi chiến tranh, khi thị trường đạt đỉnh…" đô lúc sẽ chỉ giúp ích khi nào chúng ta biết chính xác thời điểm sự việc xảy ra. Hoặc rõ ràng một sự kiện nào đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp như giá dầu giảm sẽ tác động đến các công ty dịch vụ dầu trong khi hoàn toàn không ảnh hưởng đến các công ty ngành bán lẻ hoặc sản xuất. Việc bán và chuyển hoàn toàn ra tiền mặt cũng đồng nghĩa với việc ra khỏi thị trường.
Chính vì vậy, để có được một quyết định mang tính tương đối khi thực hiện bán cổ phiếu, tác giả đưa ra lời nhắn gửi với mọi nhà đầu tư nên dành thời gian để đánh giá và thực hiện định giá lại doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ theo một cột mốc thời gian nào đó xác định (theo tháng, theo quý…), hoặc đôi lúc hãy tập trung nhìn vào một số yếu tố rõ rệt như nhìn BCTC để thấy nợ của công ty tăng lên nhanh chóng khiến giá trị tài sản giảm sút, hoặc công ty tiếp tục phát hành thêm vốn trong khi lợi nhuận không thay đổi và giá trị tài sản chưa khai thác được hay đơn giản chỉ như ta cảm nhận được rằng chỉ số P/E của doanh nghiệp đang tăng nóng quá mức tương ứng với triển vọng thu nhập…
Gấp trang sách lại, dường như những đúc kết “tích nhặt” lại từ những khảo luận đầu tiên nghiên cứu những chiến lược của nhiều doanh nhân chứng khoán hàng đầu trong lịch sử chứng khoán Mỹ, đã cho độc giả chúng ta phần nào thấy được sự khốc liệt nhưng cũng không kém phần thăng hoa qua các lứa đầu tư trên thế giới theo năm tháng. Đọc cuốn sách này có lẽ không uổng khi đây chính là một kim chỉ nam để nhà đầu tư có thể cưỡi lên được "con thú dữ" nhằm thu về những khoản lợi nhuận đáng kể trong tương lai tới đây.
Tác giả John Boik (sinh năm 1961)
John Boik là một chuyên gia về kiểm toán tài chính, nghiên cứu thị trường và môi giới chứng khoán. Ông tốt nghiệp Cử nhân Tài chính (Đại học Michigan) và giữ nhiều vị trí hàng đầu trong nhiều cơ quan nhà nước và xí nghiệp tư nhân. Hiện nay ông đang sinh sống với gia đình tại Atlanta, bang Georgia, Mỹ.
Một trong những sở thích và đam mê của Jonh Boik là nghiên cứu lịch sử thị trường chứng khoán. Ông từng đoạt giải Scholastic Writing Award do báo Detroit News tổ chức năm 1976, khi ông mới 15 tuổi. Ông viết cho chuyên mục Báo cáo hàng tuần về thị trường chứng khoán cho tờ Traders Press từ 2003 đến 2004. Cho đến ngày hôm nay, ông đã xuất bản được ba cuốn về thị trường chứng khoán. Ông đặc biệt chú tâm nghiên cứu phương thức đầu tư của các bậc thầy đầu tư cổ phiếu để phát hiện các qui luật trong tư duy của họ. Những tác phẩm của ông đã giúp cho nhiều nhà đầu tư cổ phiếu tránh được những sai lầm đắt giá và học hỏi được những chiến lược hiệu quả trong việc đầu tư.