Chọn Tiền hay là Việc mình thích?
Có một câu mà bạn phải tự hỏi mình là: Bạn muốn cảm thấy an toàn hay muốn cảm thấy mình đang sống? Bạn muốn cảm thấy chắc chắn hay muốn phát triển?
- 06-05-2020Bạn có biết tại sao bạn vẫn chưa giàu không? Không có "số nghèo", chỉ có "bệnh nghèo"
- 05-05-2020Người thành công chắc chắn giỏi thu phục lòng người: 5 kỹ năng khi trò chuyện khiến ai cũng thích bạn!
- 05-05-2020Không phải cứ gắn bó lâu là trở nên thân thuộc, người trung niên muốn không bị dịch bệnh đào thải phải nhớ kỹ 4 điều này: Công ty không phải là nhà, lãnh đạo không bao dung như cha mẹ
Khi ngồi trong phòng phỏng vấn, đối diện với nhà tuyển dụng, bàn tay hơi nắm chặt, chân thỉnh thoảng rung rung vì nhỡ gặp phải ánh mắt của người đối diện, nhận được câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?", chắc chắn trong thâm tâm bạn có suy nghĩ khác so với câu trả lời "kiểu mẫu".
Bạn đi làm không hẳn vì bạn muốn đi làm, có thể bởi một lý do nào đó ép buộc bạn phải nộp CV, trải qua vòng phỏng vấn để ngồi ở chiếc ghế đối diện nhà tuyển dụng như tình huống đang xảy ra. Thực lòng, bạn chỉ muốn trả lời: "Tôi không muốn làm ở đây chút nào. Tất cả những gì tôi muốn làm là chụp ảnh nhưng công việc này sẽ mang đến cho tôi tiền. Và tôi cần tiền."
Nhà tuyển dụng tiếp tục hỏi một câu hỏi quen thuộc: "Động lực nào đã đưa bạn tới đây?". Bạn đang linh tính trong đầu rằng: "Thật sự tôi chẳng thể làm việc này một cách đầy đam mê nhưng anh sẽ trả công cho tôi" nhưng vì một tương lai sáng sủa hơn, không phải lo tài chính mỗi ngày, bạn buộc phải buột miệng trả lời: "Mọi thứ liên quan đến công việc này hoàn toàn phù hợp với tôi về một công việc tôi hằng mơ ước."
Bạn đang cảm thấy mình thật kì cục vì phải trả lời không đúng như ý mình mong muốn thì lại tiếp tục nhận được câu hỏi: "Bạn nghĩ mình sẽ làm việc ở đây trong bao lâu?". Bạn thực lòng muốn cho nhà tuyển dụng biết ý định của chính mình "Cho đến khi tôi có đủ tiền."
Nhưng bạn lại chẳng đủ dũng khí để nói như vậy vì bạn biết nếu trả lời như vậy, bạn lập tức được mời ra khỏi phòng ngay. Sau đó, bạn tiếp tục được hỏi: "Bạn có muốn phát triển trong công ty này không?". Lòng muốn nói "Không" rõ ràng, rành mạch mà miệng nhẹ nhàng đáp lại "Vâng, đúng vậy, chắc chắn rồi."
Bạn cố gắng gò ép mình đi theo chiều hướng của buổi phỏng vấn và một phần trong con người bạn cảm thấy nhẹ nhõm hẳn khi nhận được mức lương đề nghị của nhà tuyển dụng giúp bạn có thể sống sót vài tuần/vài tháng tiếp theo và cuộc gọi báo trúng tuyển của công ty.
Bạn hạnh phúc, thật không vậy?
Chúng ta có thể chọn hoặc là kiếm tiền và đánh đổi niềm yêu thích hoặc là chọn sống với việc bạn thích và đánh đổi tiền lúc bắt đầu. Khi bạn nhìn vào cuộc đời của những người đang sống với công việc yêu thích của họ, chắc chắn không ít lần bạn sẽ tự hỏi mình họ đã đánh đổi gì đó trong quá khứ để có thể đi được tới đó.
Có rất nhiều người quá sợ hãi trong việc theo đuổi công việc yêu thích của mình bởi vì họ sợ 4 chữ "cơm, áo, gạo, tiền" một lúc nào đó trở thành thứ ám ảnh họ ngay cả trong giấc mơ. Thà từ bỏ còn hơn bị áp lực triền miên.
Tuy nhiên, lại có nhiều người hài lòng với một công việc bình thường, địa vị xã hội bình thường, có lương hằng tháng, có nhà, có một lối sống bình thường, có xe. Ấy vậy, họ lại chỉ cảm thấy mình như sống trong một nhà tù. Họ bị mắc kẹt trong chính cuộc sống họ vì họ đã từng nghĩ đó là đích đến của cuộc sống, đó là cuộc sống mà họ nghĩ là họ cần. Và không có gì là sai khi bạn đánh đổi việc bạn thích nếu như đó là điều bạn thật sự muốn.
Có một câu mà bạn phải tự hỏi mình là: Bạn muốn cảm thấy an toàn hay muốn cảm thấy mình đang sống? Bạn muốn cảm thấy chắc chắn hay muốn phát triển? Và khi bạn chọn việc bạn thích, bạn cũng phải biết mình sẽ phải làm gì. Thay vì chỉ làm 8 tiếng thì hãy làm 24/7, bạn phải đổi những ngày cuối tuần để làm việc, bạn phải đổi những buổi tối để đi học, bạn phải đổi thời gian xem Netflix để tạo dựng mạng lưới với đối tác, bạn bè.
Nếu bạn không hi sinh cho điều mình muốn thì thứ bạn muốn sẽ trở thành sự hi sinh. Nó không dễ dàng nhưng đáng để làm. Nó sẽ không đơn giản nhưng chắc chắn sẽ rất ý nghĩa nếu bạn làm được. Sự thật là nhiều người trong số chúng ta giải quyết những gì chúng ta cho là thực tế lại chính là giới hạn của chúng ta. Nhưng sự thật là chúng ta không biết được giới hạn của bản thân cho đến khi chúng ta thử thách nó.
Khi chúng ta bắt đầu thúc đẩy, chúng ta bắt đầu tìm ra những gì thực sự có thể. Cho đến thời điểm đó, chúng ta chỉ việc tin tưởng rằng chúng ta đang dẫn dắt tiềm năng vô tận của chính mình. Bạn chắc chắn làm được, chỉ là bạn chưa cho bản thân cơ hội để thử mà thôi!
Báo Dân Sinh