Chồng mua bảo hiểm nhưng qua đời, vợ làm gì để được hưởng tài sản?
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật - giải đáp về tình huống giả định được nhiều độc giả thắc mắc, đặt câu hỏi.
- 07-10-2024Dùng thẻ tín dụng ngân hàng nào để thanh toán phí bảo hiểm có lợi nhất?
- 07-10-2024Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên, hộ gia đình mới nhất
- 07-10-2024Chuyển khoản nhầm 200 triệu vào tài khoản lạ, người phụ nữ nhận lại được toàn bộ số tiền chỉ sau 1 ngày nhờ công an hỗ trợ
Theo luật sư Diệp Năng Bình, trong trường hợp này, việc người vợ có được hưởng quyền lợi bảo hiểm hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố gồm:
Người thụ hưởng được chỉ định: Trong hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm thường chỉ định người thụ hưởng (là người nhận tiền bảo hiểm sau khi người được bảo hiểm qua đời). Nếu người chồng đã chỉ định vợ làm người thụ hưởng, dù trước đó người vợ không biết về hợp đồng bảo hiểm thì người vợ vẫn sẽ được nhận quyền lợi căn cứ theo khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Không có người thụ hưởng: Nếu trong hợp đồng bảo hiểm không chỉ định rõ ràng người thụ hưởng, hoặc người thụ hưởng đã qua đời trước khi người được bảo hiểm qua đời, số tiền bảo hiểm có thể được chia theo quy định của pháp luật, thường là cho người thừa kế hợp pháp (bao gồm vợ và con cái).
Giả sử, chồng bí mật mua bảo hiểm mà vợ không biết, theo khoản 3, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người chồng đã chết thì không thể xác định được là sử dụng tài sản riêng của chồng hay tài sản chung. Nên khi không có căn cứ chứng minh thì đó được coi là tài sản chung.
Vợ hoặc chồng chết thì quan hệ hôn nhân chấm dứt. Khi bảo hiểm chồng bí mật mua được coi là tài sản chung, người chồng chết đi, phần tài sản bảo hiểm của chồng người vợ sẽ được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp chồng để lại di chúc: Nếu chồng để lại di chúc thừa kế lại cho vợ thì sẽ người vợ sẽ được hưởng phần trong di chúc đó.
Căn cứ Điều 624, Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp chồng chết không để lại di chúc thì phần tài sản bảo hiểm chia theo pháp luật theo hàng thừa kế, lúc đó người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng bằng phần nhau với những người chung hàng thừa kế trong đó có phần của quyền lợi bảo hiểm này.
"Như vậy, đối với việc chồng mua bảo hiểm nhưng không may qua đòi, người vợ có thể được hưởng số tiền bảo hiểm trên trong trường hợp người chồng chỉ định người vợ là người thụ hưởng. Trong trường hợp không có người thụ hưởng, quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm và tài sản riêng của chồng sẽ được chia theo quy định thừa kế, trong đó vợ có thể là người thừa kế một phần tài sản", Luật sư Diệp Năng Bình kết luận.
VTC News